NHỮNG CUỘC CHINH PHẠT CỦA ALEXANDER ĐẠI ĐẾ - Trang 31

cùng, người đã đạt tới thành công tột đỉnh của nhân loại và nếu ngài đã
phạm phải những tội ác lớn, ngài là người biết hối lỗi. Dĩ nhiên, cuộc chinh
phạt đế chế Ba Tư là thành tựu vĩ đại nhất của Alexander, nhưng điều
chúng ta muốn biết là phải chăng ngài còn hơn cả một nhà chinh phục vĩ
đại nhất. Ngài đã xây dựng những kế hoạch gì cho đế chế của mình? Ngài
muốn những thần dân của mình xây dựng phần nào trong đế chế đó? Giữa
vô số những điều mơ hồ về Alexander Đại đế, có một điều rõ ràng là ngài
rất hăng hái với điều mà những nhà văn hiện đại gọi là “chính sách liên
minh”. Biểu hiện rõ ràng nhất về chính sách này là lời cầu nguyện của ngài
tại Opis – một lời cầu nguyện mà Arrian ghi chép lại nhưng không hề bình
luận gì – rằng người Macedonia và người Ba Tư sẽ chung sống hòa bình và
cùng nhau cai trị vương quốc. Đây là một quan điểm có tính cách mạng, mà
chúng ta có thể chắc chắn rằng nó đã không được cả người Macedonia lẫn
nhiều người Hy Lạp đồng tình. Theo Plutarch thuật lại thì đó là vì người
thầy lỗi lạc nhất của Alexander Đại đế, triết gia Aristotle, người đã truyền
cho ngài tình yêu văn chương Hy Lạp mà đặc biệt là những tác phẩm của
Homer, đã viết thư khuyên răn vị vua trẻ hãy đối xử với những người Hy
Lạp như một nhà lãnh đạo và đối xử với “những kẻ dã man” như một ông
chủ. Thái độ khinh thị đối với “những kẻ dã man” này chắc chắn là phổ
biến. Nhưng Alexander, người hẳn đã nghi ngờ điều này trước khi cuộc
viễn chinh bắt đầu – Artabazus và những lãnh đạo người Ba Tư khác đều
đã sống trong cảnh tha hương dưới triều đại của vua Philip khi Alexander
còn là một đứa trẻ – đã nhanh chóng bác bỏ nó. Sau trận Gaugamela, chúng
ta thấy Alexander đã chỉ định những người Ba Tư làm thống đốc, chắc chắn
không phải vì thiếu những người Macedonia thích hợp với chức vụ này.

Arrian rõ ràng đã đồng tình với thiên kiến chống lại “những kẻ dã man”

của Aristotle và không chấp nhận quan điểm của Alexander về tình hữu
nghị giữa hai dân tộc. Trong lần mô tả tính cách của Alexander ở cuối cuốn
sách, ông nhìn nhận việc hoàng đế chấp nhận trang phục của người Ba Tư
và việc ngài nhập đội quân Ba Tư vào quân đội Macedonia chỉ như “một kế
sách” để cho thấy ngài không có thái độ khinh thị với những thần dân Ba

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.