người sau cùng thì bị chặt đầu trên máy chém vào ngày bảy tháng mười
một năm thứ II Cộng hòa, lúc mười chín tuổi nên không truyền lại bí mật
đó được.
- Nhưng người ta phải tìm kiếm từ một thế kỷ nay chứ
?
- Người ta có tìm nhưng không ra. Chính tôi, khi mua lại lâu đài của
người thừa kế, cũng đã cho
tìm nhưng vô ích. Các ông nghĩ xem, cái tháp
bốn xung quanh là nước chỉ nối vào lâu đài
ở
một điểm và tất nhiên đưòng
hầm phải đi dưới những đường hầm cũ. Bản vẽ
ở
Thư viện quốc gia có bốn
cầu thang liên tiếp gồm bốn mươi tám bậc, dự toán có thể sâu hơn mười
mét. Tỷ lệ xích kèm theo bản vẽ kia thì ghi khoảng cách hai trăm mét. Thực
tế tất cả vấn đề là
ở
đây, giữa sàn này, trần này và những bức tường này.
Thú thực, tôi ngại phải phá huỷ những cái đó.
-
Người ta không để lại một dấu tích gì sao
?
- Không.
Tu viện trưởng phản bác:
-
Thưa ông Devanne, chúng ta phải dựa vào hai cuốn sách.
Ông Devanne vừa cười vừa nói:
-
Ồ, ông mục sư là một nhà sưu tầm văn thư lưu trữ, một độc giả lớn giàu
trí nhớ và những việc dính dáng đến Thibermesnil làm ông say sưa. Nhưng
sự giải thích chỉ làm thêm rối việc.
- Nhưng như thế nào
?
-
Ông nên biết hai ông vua Pháp lấy hai câu sách đó làm mật hiệu
!
- Hai ông vua Pháp
? Henri IV và Louis XVI
?
-
Trước một trận đánh vua Henri IV đến ăn tối và ngủ trong lâu đài này.
Mười một giờ đêm người đàn bà đẹp nhất xứ được đưa vào theo đường
hầm do một quận công trong gia đình thông đồng và cũng nhân việc này,
tiết lộ bí mật cửa ra vào. Bí mật ấy sau được vua Henri IV uỷ thác lại cho
một
Bộ trưởng. Ông này kể lại giai thoại ấy trong một tạp chí Hoàng gia,
không bình luận gì mà kèm theo một câu không lý giải được:
"Chiếc búa (ha-sơ) quay trong không khí (e- rơ) lay động những cánh
chim (e-lơ) bay
và người ta lên tận Chúa trời (đi-ơ)M.
Một lát im lặng, Velmont cười gằn: