- Tôi chắc ông không nghi bà ta chứ
? Tôi bảo đảm bà là hiện thân của
liêm khiết đấy.
-
Ồ, tôi hoàn toàn đồng ý với ông. Quá lắm tôi chỉ nghĩ có sự tòng phạm
vô ý thức nhưng tôi thấy,
giả
thuyết này cũng phải gạt bỏ vì không giải
quyết được vấn đề chúng ta đang vấp phải. Cảnh sát trưởng không điều tra
thêm nữa. Những ngày sau ông dự thẩm tiếp tục gạn hỏi những người hầu,
xem lại chốt cửa, thử đóng mở
cửa sổ, nghiên cứu sân từ trên xuống dưới...
Tất cả đều vô ích. Chốt cửa vẫn nguyên vẹn, cửa sổ không thể
đóng mở từ
phía ngoài.
Người ta điều tra đặc biệt về bà Henriette vì dù sao cũng phải trở lại khía
cạnh nầy. Truy xét tỉ mỉ đời tư, cơ quan pháp luật xác nhận từ ba năm nay
bà chỉ ra ngoài bốn lần và đều có lý do rõ ràng. Thực tế bà làm hầu phòng,
may vá cho bà bá tước, bà này cũng nghiêm khắc nên mọi người đều tin ở
Henriette.
Sau một tuần lễ nghiên cứu và đi đến kết luận như ông cảnh sát trưởng,
dự thẩm nỏi:
- Dù có biết được thủ phạm, chúng ta cũng không rõ bằng cách nào hắn
lấy trộm được vì hắn trở
ngại: cửa lớn và cửa sổ
đều đóng kín. Thật bí hiểm
! Làm thế nào vào được và khó hơn là khi ra, làm sao mà cửa lớn vẫn cài
chốt và cửa sổ vẫn đóng
?
Qua bốn tháng tìm tòi,
ông dự thẩm nghĩ vợ chồng De Dreux cần tiền
nên đã bán chuỗi hạt ngọc đi. Và ông xếp việc đó lại.
Việc mất trộm vật trang sức quý ảnh hưởng nhiều đến gia đình De
Dreux. Quỹ tín dụng không có nguồn tài sản lớn như thế
bảo đảm nên
những người cho vay khắt khe hơn, công việc kém thuận lợi. Họ phải bớt
người làm, cầm bán đồ đạc. Nếu không thừa kế được gia sản lớn của những
người bà con thì họ bị phá sản.
Ông bà De Dreux mất đi di vật kiêu hãnh cũng như mất đi một phần tính
chất quý tộc. Bà bá tước rất không bằng lòng người bạn cùng trường của
mình, giận dữ và kết tội bà kia không úp mở. Lúc đầu họ chuyển mẹ con
Henriette xuống ở cùng những người hầu, sau đó đuổi đi. Cuộc sống của họ
trôi qua không có gì đáng kể. Có một việc đáng nêu lên trong thời gian ấy: