viên, hiệp sĩ Floriani, một bá tước quen ở Sicile, và một tướng quân hầu
tước, người bạn cũ
cùng Câu lạc bộ.
Sau bữa ăn, các bà dùng cà-phê; các ông hút thuốc nhưng không ai được
rời phòng khách. Họ
chuyện trò rôm rả. Một cô gái chơi bói bài. Rồi họ
nói
về những vụ án mạng lớn, là một dịp có người muốn trêu chọc bá tước,
nhắc lại câu chuyện chuỗi hạt ngọc mà ông này vốn ngại không muốn trao
đổi nhiều.
Mỗi người một ý kiến theo cách suy nghĩ của mình, những giả thuyết trái
ngược nhau, không giả thuyết nào được chấp nhận. Bà bá tước hỏi hiệp sĩ
Floriani:
- Còn ông, ông nghĩ thế nào?
-
Ồ
! Thưa bà, tôi không có ý kiến gì.
Người ta tiếp tục hỏi vì thực tế hiệp sĩ vừa kể
rất hay về những cuộc
phiêu lưu anh tham gia cùng ông bố,
trưởng ban tư pháp một tỉnh. Anh có
những nhận xét tinh vi, tỏ ra thích thú những cuộc phiêu lưu đó. Anh nói:
- Thú thực, tôi có thể thành công trong công việc mà những người giỏi
nhất phải bỏ cuộc. Do vậy tôi
được xem như một Sherlock Holmès...
Nhưng tôi đã biết việc đó xảy ra như thế nào đâu
!
Mọi người nhìn ông chủ nhà, vì ông buộc lòng phải tóm tắt sự việc. Hiệp
sĩ lắng nghe, suy nghĩ, nêu
một số
câu hỏi rồi lẩm bẩm:
- Lạ thật, nghe qua thì hình như vấn đề không khó suy đoán đến thế.
Bá tước nhún vai nhưng những người khác đến vây quanh hiệp sĩ. Anh
này nói, giọng có phần quyết đoán:
-
Nói chung, để
lần ra thủ phạm một vụ trộm
hay
án mạng, phải xác
định
vụ
đó được thực hiện
như
thế
nào. Theo tôi, trường hợp này
không có
gì đơn
giản hơn vì chúng ta
đứng trước không
nhiều
mà
chỉ
một giả
thuyết chặt
chẽ: tên trộm chỉ có thể vào bằng
cửa phòng
ngủ
hoặc cửa sổ phòng trong.
Ở
ngoài thì không mở
được cửa cài then, vậy hắn
sẽ vào bằng cửa sổ.
Ông De Dreux tuyên bố: - Cửa sổ
đóng và
người ta vẫn thấy đóng.
- Như vậy, Floriani tiếp tục, chỉ cần làm chiếc cầu ván hoặc buộc dây nối
ban công nhà bếp và bờ cửa sổ. Khi hộp ngọc...
- Tôi nhắc lại với ông
cửa sổ đóng
! Bá tước sốt ruột kêu lên.