thuộc sở hữu liên bang; ban hành luật cho phép phát hành xổ số
liên bang nhằm gây kinh phí cho các dự án như xây dựng trường
Harvard, chiến tranh cách mạng và xây dựng nhiều trường học,
cầu, đường, kênh rạch. Một bất lợi rõ rệt của tất cả những
chương trình này là chúng sẽ tiến hành thu thuế mà chẳng đoái
hoài gì tới khả năng chi trả và vì lý do này hay lý do khác,
không số nào trong đó có triển vọng được ban hành trong một
tương lai gần.</p>
<p class="calibre2">Một phương án đặc biệt được các nhà lý luận
yêu thích và gần như không ai tám đồng là thuế tiêu dùng – đánh
vào các cá nhân dựa trên cơ sở tổng lượng tiêu dùng hàng năm
chứ không phải thu nhập của họ. Những người ủng hộ thuế này –
những môn đồ ngoan cố của nền kinh tế học khan hiếm – lập luận
rằng thuế này sẽ có tính chất cơn bản là sự tối giản; khuyến
khích tiết kiệm; công bằng hơn thuế thu nhập vì sẽ đánh vào
những gì người nộp được hưởng lợi từ nền kinh tế thay vì đánh
vào những gì họ đóng góp vào đó; nó sẽ cho chính phủ một công
cụ kiểm soát đặc biệt thuận tiện, nhờ đó chính phủ sẽ giữ cho
nền kinh tế quốc dân không bị tròng trành. Phe phản đối thuế
này cho rằng, thứ nhất, thuế tiêu dùng sẽ thực sự không đơn
giản chút nào và người ta sẽ dễ dàng trốn thuế này một cách nực
cười; thứ hai, nó sẽ làm cho người giàu càng giàu hơn và càng
keo kiệt hơn; cuối cùng, khi sử dụng hình phạt đối với tiêu
dùng kiểu này, nó sẽ đẩy kinh tế suy thoái hơn. Trong mọi
trường hợp, cả hai phe đều thừa nhận, việc ban hành thuế này
tại Hoa Kỳ hiện tại không khả thi về mặt chính trị. Một thuế
tiêu dùng được đề xuất nghiêm túc cho nước Mỹ bởi Bộ trưởng Tài
chính, Henry Morgenthau, Jr. năm 1942 và cho nước Anh bởi nhà
kinh tế Cambridge có tên Nicholas Kaldor (sau này là cố vấn đặc
biệt cho Ngân khố quốc gia) vào năm 1951, cho dù cả hai người
đề xuất đều không yêu cầu bãi bỏ thuế thu nhập. Cả hai đề xuất
của họ đều gần như bị nhất loạt phản đối. “Thuế tiêu dùng là
một trang sức đẹp để ngắm,” một trong những người hâm mộ thuế
này gần đây nói như vậy. “Thuế tiêu dùng sẽ tránh được gần như
toàn bộ những cạm bẫy của thuế thu nhập. Nhưng đó chỉ là giấc
mơ mà thôi.” Và sự thể đúng là như thế trong thế giới phương
Tây; một loại thuế như thế chỉ được thi hành tại Ấn Độ và
Ceylon.</p>
<p class="calibre2">Trước mắt, khi chưa có một phương án thay
thế khả thi nào thì thuế thu nhập vẫn còn được duy trì và mọi
hy vọng về một hệ thống tốt đẹp hơn dường như chỉ trông cậy vào
những cải tiến trên thuế này mà thôi. Vì một trong những khiếm
khuyết chính của bộ luật là sự phức tạp của nó nên có lẽ, công
cuộc cải cách sẽ bắt đầu từ mấu chốt này. Các nỗ lực nhằm đơn
giản hóa bộ luật đã được thực hiện đều đặn từ năm 1943, khi Bộ
trưởng Tài chính, Morgenthau, cho thành lập một ủy ban nghiên