Những gì băng tin đưa ra, khi cập nhật, là một câu chuyện cũng
không kém phần buồn thảm hơn. Lúc đóng cửa, cổ phiếu công ty
American Telephone là 100,625 điểm, giảm 11 điểm trong cả ngày,
Philip Morris là 71,5 điểm, giảm 8 một phần tư điểm, Campbell Soup
là 81 điểm, giảm 10,75 điểm, IBM là 361 điểm, giảm 37,5 điểm... Tại
các văn phòng môi giới, nhân viên luôn tất bật, nhiều người bận bịu
thâu đêm với đủ thứ việc đặc biệt, cấp bách nhất là gửi đi các lệnh
yêu cầu ký quỹ bổ sung. Lệnh này yêu cầu khách hàng vay nợ để
mua cổ phiếu từ người môi giới nhưng hiện tại số cổ phiếu ấy của
họ có giá trị thấp hơn khoản họ đã vay và cần phải thế chấp bổ
sung ngay. Nếu khách hàng không sẵn lòng hoặc không có nguồn
lực để có thể ký quỹ bổ sung theo lệnh, nhà môi giới của người đó sẽ
bán các cổ phiếu ký quỹ càng sớm càng tốt; việc bán ra như vậy có
thể làm các cổ phiếu khác sụt giá sâu hơn, kéo theo nhiều lệnh gọi
ký quỹ bổ sung, dẫn đến tình trạng cổ phiếu bán ra ào ạt hơn; cứ
như thế, các cổ phiếu theo đà cùng kéo nhau xuống hố. Năm
1929, cái hố này tỏ ra “không có đáy” vì khi ấy chưa có lệnh hạn
chế của liên bang về tín dụng thị trường chứng khoán. Kể từ đó,
người ta dựng một cái “sàn” cho nó nhưng thực tế, những yêu cầu
tín dụng vào tháng 5 năm 1962 vẫn là: một khách hàng có thể chờ
người ta gửi lệnh gọi bổ sung khi cổ phiếu người ấy mua ký quỹ đã
rớt giá xuống khoảng 50 đến 60% so với giá trị tại thời điểm mua.
Tại thời điểm đóng cửa giao dịch vào ngày 28 tháng 5, gần như cứ
bốn cổ phiếu thì có một cổ phiếu sụt giá so với mức cao của nó vào
năm 1961. Sở giao dịch ước tính trong khoảng thời gian từ 25 đến 31
tháng 5, 91.700 cuộc gọi ký quỹ bổ sung được thực hiện, chủ yếu
bằng điện tín. Có thể suy luận rằng phần lớn những cuộc gọi này
được thực hiện vào buổi chiều, buổi tối hoặc suốt đêm chứ không
phải chỉ trong nửa đêm ngày 28 tháng 5. Nhiều khách hàng lần
đầu nghe được tin về cuộc khủng hoảng này - hay lần đầu nhận
thức được sức mạnh gần như ma quái của nó - là khi bị một lệnh gọi
ký quỹ bổ sung đánh thức trước khi bình minh của ngày thứ Ba kịp ló
rạng.
Hiểm họa từ hệ lụy của việc bán ký quỹ năm 1962 còn xa mới
bằng hồi 1929 nhưng hiểm họa từ một góc độ khác - từ việc các quỹ
tương hỗ bán cổ phiếu ra - lại nghiêm trọng hơn gấp tỉ tỉ lần. Quả
̀
́
́