do trước kia Rochester từng là một trung tâm kinh doanh may mặc
và tổ chức công nhân may mặc từ lâu đã là công đoàn mạnh nhất
trong khu vực.</p>
<p class="calibre2">Sau khi cậu hướng dẫn đưa tôi trở lại
Rochester, tôi thân chinh đi thu thập một số ý kiến về thái độ
của cộng đồng đối với Xerox và thành công của nó. Tôi thấy các
ý kiến đều nước đôi. “Xerox đã làm được kỳ tích ở Rochester,”
một doanh nhân địa phương cho biết. “Dĩ nhiên suốt nhiều năm,
Eastman Kodak vẫn duy trì vị trí thống lĩnh ở thành phố này và
vẫn luôn là doanh nghiệp địa phương lớn nhất, Xerox hiện đứng
thứ hai và đang tiến nhanh. Thách thức này không phương hại gì,
ngược lại còn quá tốt cho Kodak. Ngoài ra, một công ty địa
phương mới nổi đồng nghĩa với một nguồn tiền mới và nguồn công
ăn việc làm mới. Mặt khác, một số người xung quanh đây phẫn nộ
với Xerox. Hầu hết các ngành công nghiệp địa phương ra đời từ
thế kỷ XIX và dân trong ngành này không phải lúc nào cũng chào
đón những kẻ mới đến. Khi Xerox đang trên đà phát triển nhanh
chóng, một số người nghĩ, mà không, họ <em class="calibre5">hy
vọng</em> nó sẽ nổ tung. Nhất là có một số người chống lại cách
Joe Wilson và Sol Linowitz luôn nói về những giá trị của con
người trong khi vơ vét về những khoản lợi kếch xù. Nhưng, như
các bạn cũng biết, đó là cái giá của thành công.”</p>
<p class="calibre2">Tôi đến trường Đại học Rochester, tọa lạc ở
vùng đất cao ráo bên bờ sông Genesee và trao đổi với hiệu
trưởng của trường, W. Allen Wallis. Đó là một người đàn ông cao
lớn với mái tóc đỏ, được đào tạo chuyên ngành thống kê. Wallis
từng là ủy viên quản trị một số công ty ở Rochester, trong đó
Eastman Kodak vốn luôn là “ông già Noel” thường niên lớn nhất
của trường. Đối với Xerox, Đại học Rochester có nhiều lý do hợp
lý để có thiện cảm với công ty này. Thứ nhất, trường là điển
hình ưu tú nhất về một đại triệu phú đô-la của Xerox vì lãi vốn
từ khoản đầu tư cho nó lên tới khoảng 100 triệu đô-la và đã thu
về lợi nhuận hơn 10 triệu đô-la. Thứ hai, Xerox hàng năm đều
tặng quà và tiền mặt với trị giá chỉ đứng thứ hai sau Kodak,
gần đây cam kết tới gần sáu triệu đô-la cho cuộc vận động gây
quỹ của trường. Thứ ba, Wilson cũng chính là cựu sinh viên tốt
nghiệp từ Rochester, đứng trong ban quản trị của trường từ năm
1949 và là chủ tịch ban này từ năm 1959. “Năm 1962, trước khi
tới đây, tôi chưa từng biết đến tập đoàn nào dành cho các
trường những khoản tiền như Kodak và Xerox dành cho chúng tôi
hiện nay,” hiệu trưởng Wallis nói. “Và đổi lại, họ muốn chúng
tôi mang đến một nền giáo dục chất lượng hàng đầu, chứ không
phải làm nghiên cứu này nọ cho họ. Ồ, có rất nhiều các cuộc
tham vấn kỹ thuật không chính thức giữa những người làm khoa
học của chúng tôi và những người của Xerox, cũng giống như ở
Kodak, Bausch & Lomb và một số tập đoàn khác, nhưng đó