NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 181

bán hàng, sản xuất, phân phối, vùng lãnh thổ hay khách hàng;

cũng như không được trao đổi hay thảo luận với một đối thủ cạnh

tranh về giá, điều khoản, điều kiện bán hàng hay bất kỳ thông

tin cạnh tranh nào khác.”</p>

<p class="calibre2">Trong thực tế, quy định này chỉ đơn giản là

một huấn thị cho toàn bộ nhân sự của GE. tuân theo các luật

chống độc quyền liên bang, ngoại trừ vấn đề giá cả, nó có phần

nào cụ thể và toàn diện hơn các luật kia. Chỉ có hoang đường

mới có chuyện giám đốc điều hành có thẩm quyền phụ trách chính

sách giá cả tại GE. không ý thức được hay thậm chí mơ hồ về Quy

định 20.5 bởi lẽ để đảm bảo chắc chắn rằng giám đốc điều hành

mới được làm quen với nó, các giám đốc cũ thì ôn lại nó, cứ

định kỳ công ty lại chính thức tái bản và phân phát Quy định

này, tất cả giám đốc cũ mới đều được yêu cầu ký tên vào đó để

coi như tuyên thệ mình đang và sẽ mãi tuân thủ nó. Rắc rối ở

đây là một số người tại GE., bao gồm cả một số người thường

xuyên ký Quy định 20.5, chỉ đơn giản là không tin rằng chính

sách đó được thực hiện nghiêm túc. Họ cho rằng Quy định 20.5

giống như nghệ thuật bày hàng tủ kính: nó có mặt trong những

cuốn sách chỉ để cung cấp sự bảo vệ pháp lý cho công ty và cho

các vị chóp bu; việc họp nhóm bất hợp pháp với đối thủ cạnh

tranh được công nhận và chấp nhận như là một tập quán thông

thường trong nội bộ công ty; thường khi một giám đốc điều hành

có vai vế ra lệnh cho cấp dưới thực hiện theo Quy định 20.5,

thực chất là ông ta lệnh cho cấp dưới vi phạm nó. Nghe dường

như phi lý như vậy nhưng giả định cuối cùng này trở nên dễ hiểu

trong thực tế. Trong một thời gian, khi một số giám đốc điều

hành ra lệnh hoặc truyền lệnh bằng miệng, họ dường như có thói

quen kèm theo đó một cái nháy mắt rất rõ ràng. Chẳng hạn, tháng

5 năm 1948 có một cuộc họp của các nhà quản lý bán hàng của GE.

và họ đã bàn luận công khai về tập quán nháy mắt này. Robert

Paxton, một giám đốc điều hành cấp cao nhất của GE., sau này

trở thành tổng giám đốc của công ty, phát biểu tại cuộc họp và

như thường lệ lại quở trách về những vi phạm trong chống độc

quyền. Rồi William S. Ginn, khi ấy là giám đốc kinh doanh bộ

phận biến áp, dưới quyền của Paxton, đã làm Paxton giật mình

khi phát biểu: “Tôi không nhìn thấy ông nháy mắt.” Paxton trả

lời quả quyết: “Không có nháy mắt nào hết. Nói thật đó và đây

là mệnh lệnh.” Khi được Thượng nghị sĩ Kefauver hỏi đã biết về

thực trạng các mệnh lệnh của GE. đôi khi kèm theo nháy mắt được

bao lâu rồi, Paxton trả lời rằng lần đầu tiên ông quan sát việc

này là từ năm 1935, khi sếp của ông chỉ thị cho ông kèm theo

một cái nháy mắt hoặc một cử chỉ tương tự; một thời gian sau,

được vỡ lẽ về ý nghĩa của cử chỉ đó, ông đã tức giận đến nỗi

khó khăn lắm mới kiềm chế không hủy hoại sự nghiệp bản thân

bằng cách thoi một cú đấm vào mũi của sếp. Paxton kể tiếp, ông

cực lực phản đối thủ tục “nháy mắt” đến độ ở cơ quan ông nổi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.