tiếng với biệt danh kẻ “chống nháy mắt” và về phần mình, ông
cũng chưa bao giờ nháy mắt.</p>
<p class="calibre2">Dù Paxton dường như không để lại kẽ hở hoài
nghi nào liên quan đến chủ định của ông trong việc diễn giải
Lệnh “không nháy mắt” năm 1948 của ông, ý nghĩa của nó đã không
được thấu tới Ginn, bởi vì không lâu sau khi lệnh đã được ban
ra, ông này đã ra ngoài và ấn định giá trót lọt tuyệt đối. (Rõ
ràng trong việc thỏa thuận ấn định giá cần có sự tham gia của
nhiều hơn một công ty, nhưng tất cả các lời khai có xu hướng
chỉ ra rằng, nói chung chính GE. thường là kẻ cầm đầu điển hình
cho phần còn lại của ngành trong các vấn đề như vậy.) Mười ba
năm sau, Ginn – vừa ra tù sau một vài tuần bị giam và vừa bị
mất công việc lương 135.000 đô-la/năm – xuất hiện trước Tiểu
ban để giải quyết một số việc mà một trong số đó lý giải cho
phản ứng kỳ lạ của ông trước mệnh lệnh “không nháy mắt”. Ông
nói ông không đếm xỉa đến nó vì ông đã nhận được một lệnh đối
lập từ hai trong số những vị sếp cao hơn trong mạng lưới chỉ
huy của GE. là Henry VB. Erben và Francis Fairman và để giải
thích lý do tại sao ông chú ý đến lệnh của hai ông này chứ
không phải lệnh của Paxton, ông đưa ra khái niệm hấp dẫn về các
cấp độ truyền thông – một đề tài khác cho một kẻ thụ hưởng tài
trợ nhảy bổ vào. Ginn cho biết, hai ông Erben và Fairman rành
mạch hơn, thuyết phục hơn, mạnh mẽ hơn khi đưa ra mệnh lệnh của
mình so với ông Paxton; Ginn nhấn mạnh, đặc biệt là Fairman đã
tỏ ra là “một người truyền thông tuyệt vời, một triết gia vĩ
đại và, thẳng thắn mà nói, một người tin tưởng sâu sắc vào sự
ổn định của giá.” Ginn khai là cả Erben và Fairman đều cho là
Paxton ngây thơ và, khi tóm lược chi tiết hơn về việc ông đã bị
dẫn lạc lối như thế nào, ông nói, “những người đang ủng hộ Quỷ
dữ có thể bán đứng tôi dễ dàng hơn so với các triết gia đang
bán đứng Chúa.” Nếu có trong tay một bản báo cáo từ chính Erben
và Fairman về các kỹ thuật truyền thông đã tạo điều kiện cho họ
thắng thế Paxton thì tốt quá, nhưng thật không may, không ai
trong số hai vị triết gia này có thể làm chứng trước Tiểu ban,
bởi đến thời điểm điều trần, cả hai đều đã qua đời. Paxton có
mặt ở đó được mô tả trong lời khai của Ginn là vẫn luôn là một
trong những người bán hàng-triết gia đứng về phía Chúa. “Tôi có
thể nói rõ ông ta càng ngày càng giống người ủng hộ Adam
Smith<a href="note:" title="51. Adam Smith đưa ra tư tưởng kinh
tế Bàn tay vô hình cổ súy cho nền kinh tế thị trường tự do vào
năm 1776. Ông biện luận, khi được tự do, mỗi cá nhân sẽ theo
đuổi một mối quan tâm và xu hướng lợi ích riêng và sẽ muốn thu
lợi lớn nhất về mình và như vậy nếu cộng toàn bộ lợi ích của
các cá nhân lại sẽ củng cố lợi ích toàn cộng đồng, thông qua
một “bàn tay vô hình”."><sup class="calibre4">51</sup></a> hơn
bất kỳ doanh nhân nào mà tôi đã gặp ở Mỹ,” Ginn tuyên bố. Tuy
nhiên vào năm 1950, trong cuộc trò chuyện tình cờ giữa hai