trưa với Max Scott, chủ tịch công ty bộ chuyển mạch I-T-E, một
đối thủ cạnh tranh quan trọng trong thị trường thiết bị chuyển
mạch. Trong chính lời khai của mình, Paxton nói đúng là ông yêu
cầu Burens đi ăn trưa với Scott song đã nhắc Burens nhất định
không được đả động gì về giá cả, nhưng dường như Burens không
đả động gì với Stehlik về cảnh báo này. Dù gì, Stehlik khai
việc tiết lộ thông tin vị chỉ huy cấp cao dặn Burens đi ăn trưa
với một đối thủ chính “gây ra một tác động nặng nề đối với
tôi.” Khi được yêu cầu giải thích rõ hơn, ông nói: “Có vô số
tác động lớn ảnh hưởng đến tư duy của tôi liên quan tới thái độ
thực sự của công ty và tác động trên là một trong số đó.” Còn
các tác động, dù nhỏ dù lớn, nhưng được cộng dồn lại với nhau,
cuối cùng đã truyền đạt cho Stehlik rằng ông thật sai lầm khi
cho là công ty thực sự có bất kỳ một sự tôn trọng nào đối với
Quy định 20.5. Theo đó, vào cuối năm 1958, Stehlik được lệnh
của Burens triển khai tổ chức các cuộc họp về giá với các đối
thủ cạnh tranh, ông chẳng có một chút gì là ngạc nhiên cả. Việc
tuân thủ của Stehlik đối với mệnh lệnh của Burens cuối cùng
mang lại một chuỗi những tác động mới mang tính truyền thông
một cách thô thiển hơn nhiều. Vào tháng 2 năm 1960, General
Electric cắt giảm thu nhập hàng năm của ông từ 70.000 đô-la
xuống còn 26.000 đô-la vì tội vi phạm Quy định 20.5; một năm
sau, thẩm phán Ganey tuyên phạt ông 3.000 đô-la kèm án tù treo
30 ngày vì vi phạm Đạo luật Sherman; khoảng một tháng sau đó,
GE. yêu cầu ông từ chức và ông chấp thuận. Quả thực, trong
những năm cuối cùng của ông tại công ty, Stehlik dường như đã
nhận được dồn dập những cú đánh đau thắt lòng như trường hợp
người hùng Raymond Chandler<a href="note:" title="52. Raymond
Thornton Chandler là tiểu thuyết gia trinh thám cùng thời và
ngang tầm Agatha Christie và Dashiell Hammett. Ông nổi tiếng vì
truân chuyên qua nhiều nghề, nhiều biến cố: phóng viên, làm
thơ, viết kịch ngắn, viết báo, dịch thuật cho các tạp chí, thủ
thư, kế toán, đăng lính trong lực lượng viễn chinh Canada, tham
gia Không quân Hoàng gia Anh, làm cho ngân hàng Anh tại San
Francisco (sau khi giải ngũ), rồi lại quay lại làm thủ thư và
kiểm toán cho Tập đoàn dầu mỏ Dabney (Mỹ) và nhanh chóng được
thăng chức Phó chủ tịch. Tưởng yên vị tại đây thì 10 năm sau
ông bị sa thải vì uống rượu và hay bỏ việc. Ở tuổi 45, ông mới
bứt phá với nghiệp viết lách, chuyên tâm viết văn và chấm dứt
cuộc đời phiêu bạt kỳ hồ kể trên."><sup
class="calibre4">52</sup></a>. Nhưng theo lời khai của L. B.
Gezon, giám đốc đơn vị tiếp thị của bộ phận thiết bị chuyển
mạch hạ thế tại phiên điều trần, cũng giống người hùng
Chandler, Stehlik có khả năng tung hứng những tác động thẳng
thừng kia. Gezon, trực tiếp dưới quyền của Stehlik, trình bày
trước Tiểu ban rằng, đúng là ông có tham gia vào các cuộc họp
ấn định giá diễn ra trước tháng 4 năm 1956, thời điểm Stehlik
trở thành sếp của ông nhưng sau đó ông không tham gia vào bất