kỳ hành vi vi phạm chống độc quyền cho đến cuối năm 1958. Tác
động đến trực tiếp từ Stehlik, người dường như không bao giờ sơ
sểnh trong việc giao tiếp với cấp dưới của mình. Nói theo cách
của Gezon, Stehlik bảo ông ta “nối lại những cuộc họp; các
chính sách của công ty không thay đổi; rủi ro vẫn lớn như từ
trước đến nay và rằng nếu hoạt động của chúng ta bị phanh phui,
cá nhân tôi sẽ bị sa thải hoặc chịu kỷ luật [của công ty], cũng
như sự trừng phạt của chính phủ.” Thế là Gezon bị dồn đến ba
lựa chọn: bỏ việc, bất tuân lệnh trực tiếp của cấp trên, hoặc
tuân theo mệnh lệnh tức là vi phạm luật chống độc quyền và
không được miễn trách nhiệm đối với những hậu quả có thể xảy
ra. Tóm lại, những lựa chọn của ông có thể so sánh với tình
huống mà một gián điệp quốc tế phải đối mặt.</p>
<p class="calibre2">Mặc dù Gezon cho nối lại các cuộc họp nhưng
ông đã không bị truy tố, có lẽ vì ông chỉ đóng vai trò tép riu
trong việc ấn định giá. Về phần mình, General Electric giáng
chức ông ta nhưng không yêu cầu ông ta từ chức. Thế nhưng sẽ là
sai nếu cho rằng Gezon tương đối vẹn nguyên không bị sờ gáy sau
sự cố của mình. Được thượng nghị sĩ Kefauver hỏi có phải ông
không nghĩ rằng là mệnh lệnh của Stehlik đã đặt ông vào một vị
thế vô cùng hiểm nghèo ư, Gezon trả lời, lúc bấy giờ ông không
nghĩ theo hướng đó. Được hỏi liệu ông có nghĩ thật bất công khi
mình bị giáng chức chỉ vì thực hiện mệnh lệnh của cấp trên, ông
trả lời: “Cá nhân tôi không cho là như vậy.” Những câu trả lời
đó cho thấy, dường như tác động lên con tim và khối óc của
Gezon quả thật là nặng nề.</p>
<p class="calibre2">Mặt trái của vấn đề truyền thông – khó khăn
mà một vị chức sắc thường gặp phải là việc hiểu xem cấp dưới
nói gì với mình – được minh họa bằng đồ thị theo lời khai của
Raymond W. Smith, nguyên tổng giám đốc bộ phận biến áp của GE.
giai đoạn đầu năm 1957 đến cuối năm 1959 và của Arthur F.
Vinson, người vào tháng 10 năm 1957 được bổ nhiệm làm phó chủ
tịch phụ trách nhóm thiết bị máy móc của GE., đồng thời là ủy
viên ban điều hành công ty. Công việc của Smith là công việc mà
Ginn đã đảm nhiệm hai năm trước đó và khi Vinson nhận việc, ông
đã trở thành ông chủ trực tiếp của Smith. Mức lương cao nhất
của Smith trong thời kỳ đang được nói đến là khoảng 100.000 đô-
la/năm, còn Vinson đạt mức lương cơ bản là 110.000 đô-la cộng
khoản thưởng biến thiên, dao động trong khoảng từ 45.000 đô-la
đến 100.000 đô-la. Smith khai rằng vào ngày 1 tháng 1 năm 1957,
chính là ngày ông tiếp quản phụ trách bộ phận máy biến áp – và
hôm đó là một ngày nghỉ – ông gặp gỡ chủ tịch Cordiner và phó
tổng giám đốc điều hành, Paxton. Cordiner đã cho ông ta lời
khuyên quen thuộc về việc phải chấp hành theo Quy định 20.5.
Tuy nhiên, cuối năm đó, tình hình cạnh tranh trở nên khắc
nghiệt đến nỗi người ta chiết khấu tới 35% cho máy biến thế bán