NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 203

với các độc giả các trang báo khu vực phía Nam và phía Tây biết

những suy nghĩ của ông về Phố Wall. “Con bạc có thể thống lĩnh

thị trường không?” Ông hỏi trong một số báo. “Trên con ngựa

trắng mà ông cưỡi. Sự lừa bịp là áo giáp che chắn một trái tim

vàng. Mũ của ông là sự lừa dối, đinh thúc ngựa có tiếng của sự

bội bạc và tiếng vó ngựa vang lên sự tàn phá. Một công ty tốt

có chạy trốn không? Công ty đó có run sợ không? Đó có phải là

tiền của các nhà đầu cơ?” Trên Phố Wall, Livermore vẫn tiếp tục

mua cổ phiếu của Piggly Wiggly.</p>

<p class="calibre2">Chiến dịch mua vào của Saunders đem lại

hiệu quả rất rõ ràng; vào cuối tháng 1 năm 1923, giá cổ phiếu

tăng lên đến 60 đô-la một cổ phiếu, cao chưa từng thấy trong

lịch sử. Sau đó, để làm tăng mức độ ảnh hưởng cuộc đột kích của

những kẻ đầu cơ giá hạ, từ Chicago, nơi giao dịch cổ phiếu

Piggly Wiggly, xuất hiện tin đồn rằng tập đoàn Piggly Wiggly đã

bị thao túng và những người bán khống không thể hoàn trả số cổ

phiếu họ đã vay mượn nếu không đến mua từ Saunders. Các tin đồn

trên lập tức bị Sàn giao dịch chứng khoán New York phủ nhận, họ

công bố rằng nguồn cung trôi nổi của Piggly Wiggly rất dồi dào.

Nhưng nguồn tin này đã nhồi vào trong đầu Saunders một ý tưởng,

kết quả là Saunders đã có một động thái gây tò mò và bí ẩn vào

giữa tháng Hai khi trong một quảng cáo trên báo được phát hành

rộng rãi, ông đề xuất bán 50.000 cổ phiếu của Piggly Wiggly cho

công chúng với giá 55 đô-la một cổ phiếu. Một cách thuyết phục,

bài quảng cáo đó chỉ ra rằng một khoản lợi tức trị giá một đô-

la sẽ được trả 4 lần trong một năm, tức là khoảng hơn 7%. “Đây

là một đề xuất ngắn hạn, có thể sẽ được rút lại mà không báo

trước,” bài quảng cáo tiếp tục một cách bình tĩnh nhưng cũng

rất gấp gáp. “Đây là cơ hội tuyệt vời nhưng chỉ dành cho vài

người và cơ hội chỉ đến một lần trong đời”.</p>

<p class="calibre2">Bất cứ ai, thậm chí kể cả những người không

quen với nền kinh tế hiện đại cũng không thể ngừng phân vân

rằng Ủy ban chứng khoán và Thị trường chứng khoán Mỹ (SEC), đơn

vị chịu trách nhiệm theo dõi và đảm bảo tất cả các quảng cáo

tài chính phải thực tế và khách quan, không cảm tính, sẽ nói gì

về những lời quảng cáo mang tính thúc ép người mua như trong

hai câu cuối. Nếu bài quảng cáo bán cổ phiếu đầu tiên của

Saunder khiến các giám sát viên của Ủy ban chứng khoán và Thị

trường chứng khoán phải tái mặt thì trong bài quảng cáo thứ hai

được phát hành bốn ngày sau đó, họ đã tức giận. Một bài quảng

cáo nguyên một trang báo kêu gọi mọi người bằng các dòng chữ

to, in đậm:</p>

<blockquote class="calibre7"><p class="no-indent">CƠ HỘI ĐÂY!

CƠ HỘI ĐÂY!</p><p class="no-indent">Cơ hội đã đến! Cơ hội đã

đến! Cơ hội đã gõ cửa! Cốc cốc cốc!</p><p class="no-indent">Bạn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.