hơn là những tranh cãi với tòa về bản quyền sáng chế; ông cũng
thuyết phục công ty tập trung vào chương trình máy tính và nên
đứng ngoài chứ không tham gia vào việc xây dựng các lò phản ứng
nguyên tử. Vào đầu năm 1951, ông lại đại diện cho tạp chí <em
class="calibre5">Collier</em> công du tới các nước Ấn Độ,
Pakistan, Thái Lan và Nhật Bản. Chuyến đi này cho ra một sản
phẩm, một bài báo được xuất bản trên tạp chí này vào tháng Tám.
Trong bài viết, ông đề xuất một giải pháp cho cuộc xung đột
giữa Ấn Độ và Pakistan ở Kashmir và thượng nguồn sông Ấn. Theo
Lilienthal, căng thẳng giữa hai quốc gia có thể được giải quyết
tối ưu nhất bằng một chương trình hợp tác nhằm nâng cao điều
kiện sống của toàn khu vực tranh chấp thông qua phát triển kinh
tế ở lưu vực sông Ấn. Chín năm sau, thông qua hỗ trợ về mặt tài
chính và sự ủng hộ của Eugene R. Black và Ngân hàng Thế giới,
kế hoạch của Lilienthal đã được thông qua và Ấn Độ, Pakistan đã
ký Hiệp ước sông Ấn. Nhưng phản ứng ngay lúc bấy giờ đối với
bài báo của ông chỉ là sự thờ ơ, Lilienthal nhất thời cảm thấy
lúng túng và vỡ mộng, một lần nữa ông lại lui về với đời sống
kinh doanh tư nhân với những vấn đề ít đao to búa lớn hơn.</p>
<p class="calibre2">Câu chuyện đến đây thì chuông cửa reo. Bà
Lilienthal ra mở cửa và tôi nghe được bà đang chuyện trò với ai
đó, chắc là một anh thợ làm vườn vì tôi nghe loáng thoáng họ
nói về việc xén tỉa hoa hồng. Trở lại với câu chuyện còn đang
dang dở, ông kể về việc hợp tác với Lazard Frères, cụ thể là
với Meyer, đã đưa ông đến với công việc của một doanh nghiệp
nhỏ là Tập đoàn phân tách khoáng sản Bắc Mỹ (Minerals
Separation), trong đó Lazard Freres nắm một lượng cổ phần rất
lớn. Ban đầu ông làm việc với vai trò là một nhà tư vấn, sau đó
là giám đốc. Trong công cuộc làm ăn này, có thể nói rằng ông đã
tạo nên gia tài của mình một cách ngẫu nhiên. Công ty đang gặp
rắc rối và Meyer cho rằng Lilienthal là nhân vật có thể làm nên
kỳ tích. Cuối cùng sau một loạt các biện pháp như liên doanh,
chuyển đổi và một số quy trình khác, tên công ty đã lần lượt
được đổi thành Tập đoàn Khoáng sản và Hóa chất Attapulgus, đến
Tập đoàn Khoáng sản và Hóa chất Hoa Kỳ và vào năm 1960 là Tập
đoàn Khoáng sản và Hóa chất Philipp; trong lúc đó, doanh thu
hàng năm của công ty tăng lên từ khoảng 750 nghìn đô-la vào năm
1952 lên đến khoảng 274 triệu đô-la vào năm 1960. Về phần
Lilienthal, khi ông chấp nhận lời đề nghị của Meyer rà soát
tình hình công ty chính là khi ông khởi sự một công việc bận
bịu tối ngày, giải quyết các vấn đề về quản lý doanh nghiệp
suốt bốn năm trời; ông quả quyết rằng những kinh nghiệm đó trở
thành một trong những kinh nghiệm quý báu nhất trong cuộc đời
ông, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.</p>
<p class="calibre2">Tôi đã xây dựng lại nguồn thông tin về công
ty đằng sau những câu chuyện của Lilienthal, một phần dựa trên