hoàn toàn khác nhưng vẫn có thể liên quan đến bản thân ông. Vài
giây sau, ông tiếp tục nói bằng giọng bình thường: “Vợ và con
gái tôi cho là tôi không dành đủ thời gian để viết cuốn sách đó
và họ nói đúng. Tôi viết quá vội vã. Tôi không đưa ra đủ luận
cứ cho những kết luận của mình. Thứ nhất, đáng lẽ tôi nên giải
thích một cách chi tiết hơn vì sao mình phản đối cách thi hành
luật chống độc quyền. Nhưng phần chống độc quyền chưa phải là
phần có vấn đề thực sự. Phần thực sự gây chấn động đối với một
vài người bạn cũ của tôi là phần đề cập đến ngành công nghiệp
lớn trong mối tương quan với chủ nghĩa cá nhân và về máy móc
trong mối tương quan với mỹ học. Morris Cooke, người đã từng
làm quản lý tại Cục điện khí hóa nông thôn, đã bị chấn động khi
đọc sách. Ông chỉ trích tôi qua cuốn sách và tôi cũng chỉ trích
ông ấy. Những người giáo điều phản đối độc quyền không còn giữ
quan hệ với tôi. Họ không còn quan tâm tới tôi. Tôi không bị
tổn thương hay thất vọng. Những người đó đang sống trong hoài
niệm; họ nhìn về phía sau còn tôi cố gắng nhìn về phía trước.
Và dĩ nhiên cũng có những người ủng hộ phá bỏ độc quyền. Họ
thực sự ở phía sau tôi. Nhưng chẳng phải là việc phá bỏ độc
quyền, trong trường hợp chia nhỏ các công ty lớn chỉ vì đó là
một công ty lớn, chính là tàn dư của thời đại cũ hay sao? Vâng,
tôi vẫn nghĩ là tôi đúng trong những vấn đề chính mà tôi đưa
ra; có thể là đi trước thời đại, nhưng rất đúng đắn!”</p>
<p class="calibre2">“Chỉ là vấn đề về thời điểm,” bà Lilienthal
nói. “Cuốn sách được xuất bản gần như cùng thời điểm chồng tôi
dời cơ quan nhà nước và làm cho doanh nghiệp tư nhân. Do đó,
một số người cho rằng sự thay đổi về quan điểm nêu trong cuốn
sách xuất phát từ động cơ mang tính cá nhân. Nhưng không phải
là như vậy!”</p>
<p class="calibre2">“Không hề,” Lilienthal nói. “Cuốn sách chủ
yếu được viết vào năm 1952 nhưng tất cả các ý tưởng được ấp ủ
từ khi tôi còn làm cho chính phủ. Ví dụ, ý kiến rằng trong an
ninh quốc gia nhất thiết phải giữ độc quyền là điều tôi đúc rút
được từ kinh nghiệm khi làm cho AEC. Ví dụ, công ty Bell
Telephone là công ty có cơ sở vật chất rất tiên tiến, phục vụ
cho việc nghiên cứu và sản xuất bom nguyên tử và biến bom
nguyên tử thành một loại vũ khí tác chiến, tinh xảo tới mức họ
không cần thuê tiến sỹ làm việc cho mình. Vì công ty đó quá lớn
nên Phòng chống độc quyền của Bộ Tư pháp tìm cách chia bộ máy
công ty Bell thành nhiều bộ phận nhỏ nhưng cuối cùng không
thành công. Nói chung, quan điểm tổng thể tôi nêu trong cuốn
sách chính là nảy sinh từ cuộc tranh luận giữa tôi và Arthur
Morgan, vị chủ tịch đầu tiên của TVA vào đầu những năm 1930.
Ông có niềm tin vô cùng lớn vào nền kinh tế thủ công nghiệp,
còn tôi lại ủng hộ ngành công nghiệp quy mô lớn. Sau cùng, TVA
đã và đang là hệ thống cung cấp điện lớn nhất trong thế giới tự