trăm triệu người trên khắp thế giới phụ thuộc vào nó. Ở mọi
thời đại, một thảm họa như vậy luôn theo sau sự kiện phá giá.
Cụ thể là đã có một cuộc đại suy thoái toàn cầu những năm 1930
mà nguyên nhân chính của nó được cho là nước Anh phá giá đồng
bảng và rời bỏ chế độ bản vị vàng năm ١٩٣١.</p>
<p class="calibre2">Quy trình hoạt động tiền tệ của hơn một
trăm quốc gia thành viên Quỹ tiền tệ quốc tế được thành lập từ
Bretton Woods là tương tự nhau. Một quốc gia bất kỳ có cán cân
thanh toán thặng dư đồng nghĩa là họ tích trữ đô-la, trực tiếp
hoặc gián tiếp và có thể tự do đổi sang vàng trong ngân hàng
trung ương của nước mình; nếu nhu cầu về đồng tiền của nước này
cao, nó có thể nâng giá trị đồng tiền của nước mình lên – đây
là chính sách ngược với chính sách phá giá mà Đức và Hà Lan đã
áp dụng năm ١٩٦١. Mặt khác, cán cân thanh toán thâm hụt sẽ khởi
đầu một chuỗi các sự kiện mà kết thúc có thể bằng việc phá giá
bắt buộc. Mức độ đổ vỡ của thương mại quốc tế mà sự phá giá của
một loại tiền tệ gây ra phụ thuộc vào tầm quan trọng của đồng
tiền đó trên thị trường quốc tế. (Đồng rupee của Ấn Độ phá giá
hết sức nghiêm trọng vào tháng ٦ năm ١٩٦٦ nhưng không để lại
một gợn sóng nào trên thị trường quốc tế.) Tóm lại, nó là một
trò chơi với những quy tắc phức tạp, trong đó mọi người ở mọi
nơi đều là người chơi không chủ đích, thậm chí cả đồng đô-la
oai vệ miễn dịch với các tác động của cán cân thanh toán thâm
hụt hay đầu cơ. Do mối quan hệ đã cam kết giữa vàng và đô-la
nên đồng đô-la được lấy làm tiêu chuẩn cho tất cả các loại tiền
tệ và giá trị của đồng đô-la không dao động trên các thị
trường. Tuy nhiên, nó có thể bị suy yếu và người ta không còn
thích nó nữa. Khi Mỹ chi một lượng tiền (để thanh toán tiền
nhập khẩu, viện trợ nước ngoài, đầu tư, cho vay, phí du lịch
hoặc các khoản chi cho quân sự) nhiều hơn những gì nó thu về,
người nhận đổi những đồng đô-la mới kiếm được ra tiền của nước
họ, qua đó nâng cao giá trị đồng tiền nước mình so với đồng đô-
la; việc đồng tiền tăng giá cho phép các ngân hàng trung ương
của nước họ mua thêm đồng đô-la, sau đó bán lại cho Mỹ để đổi
lấy vàng. Vì vậy, khi đô-la suy yếu đồng nghĩa Mỹ mất đi vàng.
Pháp, đất nước có một đồng tiền mạnh và không có ràng buộc
chính thức cụ thể nào với đồng đô-la, đã thường xuyên yêu cầu
Mỹ trả hơn ٣٠ triệu đô-la bằng vàng hàng tháng trong vài năm
đến trước mùa thu năm ١٩٦٦, và đến giữa năm ١٩٥٨ khi các tài
khoản quốc tế của Hoa Kỳ bắt đầu thâm hụt nghiêm trọng. Giữa
tháng ٣ năm ١٩٦٨, dự trữ vàng đã giảm một nửa từ ٢٢ tỷ ٨٠٠
triệu xuống ١١ tỷ ٤٠٠ triệu đô-la. Nếu dự trữ vàng quá thấp, Mỹ
sẽ bị buộc phải phá vỡ lời hứa và hạ thấp giá trị đô-la so với
vàng, thậm chí ngừng bán vàng hoàn toàn. Cả hai hành động này
đều có thể dẫn đến hậu quả là phá giá; do đồng đô-la có tầm ảnh
hưởng hơn nên phá giá sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng đến trật
tự tiền tệ thế giới hơn so với phá giá đồng bảng.</p>