<p class="calibre2">Hayes và Coombs, không ai trong số họ đã
trải qua những sự kiện xảy ra năm ١٩٣١ ở vị trí một nhà quản lý
ngân hàng, nhưng cả hai đều là những sinh viên chăm chỉ và nhạy
cảm trong ngành ngân hàng quốc tế. Khi những ngày căng thẳng
kéo dài trong năm ١٩٦٤, hầu như hàng ngày họ đều có dịp tiếp
xúc qua điện thoại với các đối tác ở Ngân hàng Trung ương Anh,
như Bá tước Cromer, thống đốc ngân hàng tại thời điểm đó và Roy
A.O. Bridge, cố vấn của thống đốc về ngoại hối. Các cuộc đàm
thoại và các nguồn khác nhau đều cho rằng vấn đề không chỉ nằm
ở sự mất cân đối trong tài khoản quốc tế của nước Anh mà còn có
nhiều nguyên nhân khác. Một cuộc khủng hoảng niềm tin đối với
đồng bảng Anh đang hình thành và nguyên nhân chính là cuộc bầu
cử sẽ diễn ra vào ngày ١٥ tháng Mười mà Chính phủ Đảng Bảo thủ
đang phải đối mặt. Một thứ mà thị trường tài chính quốc tế ghét
và sợ hãi hơn tất cả chính là sự không chắc chắn. Bất kỳ cuộc
bầu cử nào đều có những sự không chắc chắn, vì thế đồng bảng
Anh luôn có những biến động ngay trước khi tiến hành các cuộc
thăm dò ý kiến của cử tri Anh. Đối với những người kinh doanh
tiền tệ, cuộc bầu cử này đặc biệt là mối đe dọa, vì theo dự
đoán của họ, Đảng Lao động có thể sẽ lên nắm quyền. Các nhà tài
chính bảo thủ của London và ở Châu Âu có cái nhìn nghi hoặc gần
như phi lý đối với Harold Wilson, người mà Đảng Lao động lựa
chọn để tranh cử chức Thủ tướng; thêm vào đó, một số cố vấn
kinh tế của ông Wilson còn tán dương những ưu điểm của chính
sách phá giá đồng bảng Anh trong những bài lý luận trước đó của
họ; cuối cùng là kinh nghiệm thực tế từ các nhiệm kỳ trước đó
khi mà Đảng Lao động nắm quyền lực, đó là năm ١٩٤٩, dưới sự
lãnh đạo của Đảng này, nước Anh đã phá giá đồng bảng từ ٤,٠٣
đô-la xuống còn ٢,٨ đô-la.</p>
<p class="calibre2">Trong tình hình này, hầu hết những người
mua bán tiền tệ trên thị trường tiền tệ thế giới, dù là doanh
nghiệp thông thường hay những người chỉ quan tâm đến đầu cơ,
đều lo lắng thoát khỏi đồng bảng Anh, ít nhất là cho đến sau
cuộc bầu cử. Chỉ một giảm giá nhỏ của đồng bảng cũng đủ làm thị
trường mất niềm tin và nó tiếp tục trượt giá thông qua một kiểu
giao dịch phổ biến đến kỳ lạ: các giao dịch không diễn ra tại
các tòa nhà trung tâm mà trên điện thoại giữa quầy giao dịch
của các ngân hàng ở các thành phố lớn trên thế giới. Đồng bảng
mất giá, đồng nghĩa dự trữ ngoại tệ nước Anh giảm vì Ngân hàng
Trung ương Anh phải sử dụng nó để hỗ trợ đồng bảng Anh. Đầu
tháng chín, Hayes đến Tokyo tham dự cuộc họp thường niên các
nước thành viên Quỹ tiền tệ quốc tế. Tại hành lang tòa nhà nơi
đại diện các nước gặp gỡ, ông đã nghe thấy lần lượt giám đốc
của các ngân hàng trung ương Châu Âu bày tỏ mối nghi ngại về
tình trạng của nền kinh tế Anh và triển vọng đối với đồng tiền
của nước này. Tại sao không phải là chính phủ Anh thực hiện các