Với chi phí giao dịch thấp trên thị trường tiền tệ quốc tế,
việc mua đi bán lại để kiếm lãi đã tạo nên một trong những hình
thức hấp hẫn nhất của trò đánh cược may rủi.</p>
<p class="calibre2">Mặc dù trên thực tế, những trò đánh cược
kiểu này gây ra khủng hoảng ít hơn so với những biện pháp bảo
vệ mà các nhà xuất nhập khẩu áp dụng, nhưng hiện nó đang bị quy
kết là nguyên nhân chính gây ra những rắc rối của đồng bảng
tháng 10 và tháng 11 năm 1964. Cụ thể, Quốc hội nước Anh đã rất
tức giận chỉ trích hoạt động đầu cơ của “những ông trùm tài
chính ở Zurich”, Thụy Sĩ. Bởi luật ngân hàng của nước này cho
phép bảo vệ danh tính của những người gửi tiền, con lợn mù của
giới ngân hàng quốc tế, nên có rất nhiều tiền đầu cơ từ khắp
mọi nơi trên thế giới đổ về Zurich. Ngoài phí giao dịch thấp,
ẩn danh thì hoạt động đầu cơ tiền tệ còn có những sự thu hút
khác như chênh lệch thời gian, các giao dịch có thể thực hiện
trên điện thoại và không giống như thị trường chứng khoán,
trường đua hay các sòng bạc, thị trường tiền tệ thế giới thực
tế không bao giờ đóng cửa. Thị trường London mở cửa chậm một
giờ so với giờ lục địa (tháng 2 năm 1968, nước Anh chuyển sang
giờ lục địa), thị trường New York chậm sau năm giờ (hiện là sáu
do giờ mùa đông), San Francisco chậm sau ba giờ và Tokyo mở cửa
vào khoảng thời gian mà San Francisco đóng cửa. Và các nhà đầu
cơ giống như những con nghiện, họ sẽ chỉ ngừng khi họ buồn ngủ
hoặc hết tiền để chơi.</p>
<p class="calibre2">“ <em class="calibre5">Không phải</em> là
các ông trùm tài chính đang tấn công đồng bảng Anh”, một giám
đốc ngân hàng của Zurich bênh vực và cố gắng giải thích rằng có
một vài lần họ đã làm như vậy nhưng không phải là lần này. Tuy
nhiên, tổ chức bán khống, cái mà người giao dịch tiền tệ gọi là
“cuộc đột kích của người đầu cơ giá hạ” chắc chắn là đang diễn
ra và những người bảo vệ đồng bảng Anh ở London cũng như New
York sẽ phải bỏ ra rất nhiều để bắt một ý nghĩ lờ mờ của kẻ thù
vô hình.</p>
<p class="calibre2">Trong bầu không khí này, cuối tuần từ ngày
7 tháng 11, các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới tổ chức
họp định kỳ hàng tháng tại Basel, Thụy Sĩ. Các cuộc họp như vậy
đã được tổ chức từ những năm 1930, không kể thời kỳ Thế chiến
thứ hai và đây là cuộc họp hàng tháng của Hội đồng quản trị
Ngân hàng thanh toán quốc tế được thành lập vào năm 1930 tại
Basel. Ban đầu chức năng của nó là thanh toán bù trừ xử lý các
khoản bồi thường phát sinh từ cuộc Thế chiến thứ nhất nhưng sau
này, nó trở thành một cơ quan hợp tác tiền tệ quốc tế và tình
cờ trở thành một câu lạc bộ của các ngân hàng trung ương. Nó
quy định về nguồn lực cũng như hạn chế số thành viên so với Quỹ
tiền tệ quốc tế; tuy nhiên cũng như các câu lạc bộ độc quyền