NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 290

khác, nó thường là nơi để đưa ra các quyết định lớn. Thành viên

hội đồng quản trị bao gồm các nước Anh, Pháp, Tây Đức, Ý, Bỉ,

Hà Lan, Thụy Điển và Thụy Sĩ, tóm lại là các cường quốc kinh tế

của Tây Âu, trong khi Mỹ là khách mời thường xuyên hàng tháng,

Canada và Nhật Bản là thành viên không thường trực. Đại diện

cho Cục Dự trữ Liên bang hầu như là Coombs, đôi khi là Hayes

cùng các viên chức khác ở New York.</p>

<p class="calibre2">Xét về bản chất, các ngân hàng trung ương

xung đột về lợi ích; họ gần như là đối thủ của nhau như người

chơi trong trò poker. Trên thực tế, các quốc gia đã có những

tranh cãi về vấn đề tiền tệ kể từ khi lịch sử bắt đầu hình

thành và điều thú vị ở đây là họ đã bắt đầu đồng ý hợp tác về

tiền tệ. Có thể nói trước Thế chiến thứ nhất, sự hợp tác này

chưa từng tồn tại. Trong những năm 1920 và 1930, nó tồn tại chủ

yếu thông qua các mối quan hệ cá nhân giữa các ngân hàng trung

ương riêng lẻ, được duy trì bất chấp sự thờ ơ của các chính

phủ. Về mức độ chính thức, nó đã có một sự khởi đầu thông qua

Ủy ban tài chính liên đoàn các quốc gia, một tổ chức nhằm

khuyến khích hành động chung ngăn chặn các thảm họa tiền tệ. Sự

sụp đổ của đồng bảng Anh năm 1931 và hậu quả nghiệt ngã của nó

là bằng chứng cho sự thất bại của ủy ban này. Tuy nhiên, những

ngày tốt đẹp hơn đang đợi ở phía trước. Năm 1944, Hội nghị Tài

chính Quốc tế tại Bretton Woods không chỉ lập ra Quỹ tiền tệ

Quốc tế mà còn thiết lập quan hệ tiền tệ-tài chính mới cho thời

kỳ sau chiến tranh, áp dụng chế độ tỷ giá cố định, cũng như

thành lập Ngân hàng Thế giới để giảm bớt dòng tiền chạy từ các

nước giàu đến các nước nghèo hoặc các nước bị chiến tranh tàn

phá nghiêm trọng; nó có ý nghĩa như một mốc quan trọng trong

hợp tác kinh tế tương đương với sự hình thành của Liên Hợp Quốc

trong các vấn đề chính trị. Một trong những thành tựu tốt đẹp

của hội nghị là nước Anh đã được gia hạn một khoản tín dụng hơn

1 tỷ đô-la của Quỹ tín dụng quốc tế trong vụ Suez vào năm 1956,

ngăn chặn được một cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế lớn.</p>

<p class="calibre2">Trong những năm sau đó, những biến động

kinh tế hoặc tương tự ngày càng nhanh hơn; sau năm 1958, các

cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra hầu như chỉ qua một đêm, Quỹ

Tiền tệ Quốc tế bị cản trở bởi cỗ máy chậm chạp, đôi khi không

thể chống đỡ các cuộc khủng hoảng đó một mình. Một lần nữa tinh

thần hợp tác mới giữa những quốc gia giàu có nhất, trong đó Hoa

Kỳ dẫn đầu, lại có dịp được tăng cường. Bắt đầu từ năm 1961,

Ngân hàng Dự trữ Liên bang, với sự chấp thuận của Cục Dự trữ

Liên bang và Bộ Tài chính tại Washington, cùng với các ngân

hàng trung ương hàng đầu khác, thiết lập một hệ thống tín dụng

quay vòng luôn sẵn sàng gọi là “mạng lưới hoán đổi”. Mục đích

của mạng lưới là bổ sung điều kiện tín dụng dài hạn của Quỹ

Tiền tệ Quốc tế bằng cách cho các ngân hàng trung ương tiếp cận

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.