rằng: “Theo truyền thống của ngân hàng, chúng tôi chỉ phục vụ
đồ ăn đơn giản,” nhưng sau đó là một bữa tiệc thịnh soạn, là
các cuộc trò chuyện không ngớt về rượu vang chính vụ trong suốt
bữa tiệc khiến bất kì thảo luận nào về ngân hàng cũng đều trở
nên ngượng ngịu nếu không nói là không thể. Bàn ăn của Ngân
hàng của Ý cũng không kém phần thanh lịch (một số nói rằng tốt
nhất ở Rome) xung quanh luôn được tô điểm bởi những bức tranh
vô giá thời Phục hưng treo trên tường, mua lại từ các khoản nợ
xấu trong những năm qua. Đối với Ngân hàng Dự trữ Liên bang New
York, rượu hầu như không bao giờ được phục vụ ở bữa ăn vì ngân
hàng có truyền thống thảo luận tại các bữa ăn và nữ bếp trưởng
luôn có mặt với vẻ biết ơn cảm động mỗi khi ai đó đưa ra nhận
xét, thậm chí cả lời chê bai về đồ ăn. Nhưng phố Liberty không
phải là châu Âu.</p>
<p class="calibre2">Ở thời kỳ dân chủ, các ngân hàng trung ương
Châu Âu được coi là thành lũy cuối cùng của truyền thống ngân
hàng quý tộc, trong đó sự bình tĩnh, khoan dung và văn hóa tồn
tại song hành một cách dễ dàng với thói tinh ranh, thậm chí tàn
nhẫn của thương mại. Nếu nhân viên an ninh của phố Liberty mặc
những bộ trang phục như cảnh sát thì ở Châu Âu, đồng nghiệp của
họ diện những bộ vest đen truyền thống vạt trước ngắn. Gần một
thế hệ trước, nghi thức giao tiếp giữa các giám đốc ngân hàng
trung ương phải tuân theo quy tắc. Một số người cho rằng người
đầu tiên phá vỡ nó là người Anh, viện cớ là vào thời kỳ Thế
chiến thứ hai, một mật lệnh ban bố khiến Chính phủ Anh và quân
đội phải xưng hô với đối tác Mỹ bằng tên của họ; trong mọi sự
kiện hiện nay, các giám đốc ngân hàng trung ương Châu Âu và Mỹ
hiện vẫn xưng hô với nhau bằng tên; một lý do dễ thấy, đó chính
là sự nổi lên của đồng đô-la sau chiến tranh. Lý do khác là,
trong kỷ nguyên hợp tác mới, các ngân hàng trung ương đã hiểu
rõ hơn về nhau, các cuộc họp định kỳ không chỉ diễn ra ở Basel
mà cả Washington, Paris và Brussels với sự tham gia của các ủy
ban ngân hàng đặc biệt đến từ các tổ chức quốc tế khác nhau.
Vẫn là một nhóm các giám đốc ngân hàng hàng đầu thường xuyên
tập trung tại sảnh các khách sạn ở các thành phố đó, nơi mà một
trong số họ nghĩ rằng mình phải tạo ấn tượng trước hàng trăm
người. Lại nói về ngôn ngữ, nó được sử dụng dưới ảnh hưởng của
sức mạnh kinh tế. Các ngân hàng trung ương Châu Âu đã luôn sử
dụng tiếng Pháp trong giao tiếp với nhau (“thứ tiếng Pháp khó
trôi,” một số người nói). Nhưng sau một thời gian dài, đồng
bảng Anh chiếm vị trí tiền tệ hàng đầu của thế giới thì tiếng
Anh trở thành ngôn ngữ đầu tiên được các ngân hàng trung ương
sử dụng chung và dưới sự cai trị của đồng đô-la nó vẫn tiếp tục
được duy trì. Nó được nói trôi chảy và tự nguyện bởi tất cả các
cán bộ cao cấp của tất cả các ngân hàng trung ương, ngoại trừ
Ngân hàng Trung ương Pháp, kể cả các cán bộ Ngân hàng Trung
ương Pháp đều phải có phiên dịch đi kèm. Xét về khả năng thì