hầu hết người Anh và người Mỹ không có khả năng hoặc không tha
thiết để có thể nói bất kì ngôn ngữ nào trừ ngôn ngữ của họ
(tuy nhiên Ngài bá tước Cromer là ngoại lệ, ông nói tiếng Pháp
rất trôi chảy).</p>
<p class="calibre2">Tại Basel, đồ ăn ngon và sự thuận tiện quan
trọng hơn cái gì đó nguy nga tráng lệ; rất nhiều đại biểu yêu
thích một nhà hàng bề ngoài tầm thường trong nhà ga xe lửa
chính và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế nằm khiêm tốn giữa một
quán trà và một hiệu làm tóc. Vào một ngày cuối tuần tháng 11
năm 1964, Phó Thống đốc Coombs là đại diện duy nhất của Cục Dự
trữ Liên bang, đại diện ngân hàng chủ chốt của Hoa Kỳ qua các
giai đoạn đầu và giữa của các cuộc khủng hoảng xảy ra sau đó.
Mặc dù là người khá sành ăn nhưng Coombs vẫn ăn uống nhiệt tình
với những người khác bởi ông đang mải mê suy nghĩ về một điều
gì đó; hiện tại mối quan tâm thực chất của ông là nắm bắt ý
nghĩa của cuộc họp và quan điểm cá nhân của những người tham
dự. Ông là người hoàn hảo cho công việc này vì ông được tất cả
các đồng nghiệp quốc tế tin tưởng và tôn trọng. Các thống đốc
ngân hàng trung ương thường xưng hô với ông bằng tên gọi nhưng
có vẻ như họ đang cố thay đổi theo cách xưng hô mới, xuất phát
từ tình cảm sâu sắc và lòng mến mộ đối với ông: “Charliecoombs”
(được ghép lại thành một từ) là một cái tên có ảnh hưởng lớn
với giới ngân hàng trung ương. Hỏi về Charliecoombs, họ sẽ cho
bạn biết ông là người vùng New England (ông đến từ Newton,
Massachusetts); mặc dù cách nói chuyện của ông ngắn gọn và khô
khan khiến ông có vẻ lạnh lùng và tách rời nhưng ông là một
người niềm nở và có trực quan tốt. Charliecoombs, mặc dù tốt
nghiệp đại học Harvard (khóa 1940) nhưng không hề phô trương,
mái tóc hoa râm đeo kính nửa gọng và tính cách tỉ mỉ khiến bạn
có thể dễ dàng nhầm ông với một giám đốc ngân hàng thị trấn nhỏ
kiểu Mỹ hơn là một bậc thầy của một trong những kĩ năng phức
tạp nhất thế giới. Người ta cho rằng nếu có một thiên tài đứng
sau mạng lưới hoán đổi, người đó chính là Charliecoombs.</p>
<p class="calibre2">Như thường lệ, tại Basel, một loạt các
phiên họp chính thức đã diễn ra, mỗi phiên họp đều có chương
trình nghị sự riêng nhưng vẫn có những cuộc hội đàm không chính
thức trong các phiên không quan trọng được tổ chức tại các
khách sạn, văn phòng và trên bàn ăn vào ngày Chủ nhật khi không
có lịch làm việc chính thức, các cuộc thảo luận tự do về điều
mà Coombs đã nhắc đến như “chủ đề nóng nhất ở thời điểm này”;
có lẽ ai cũng biết đó là tình hình đồng bảng Anh – và, thực sự,
Coombs không nghe thấy có ai nhắc đến các vấn đề khác trong
suốt cuối tuần. “Rõ ràng từ những gì tôi nghe thấy thì sức mạnh
của đồng bảng đang giảm sút”, ông nói. Có hai câu hỏi được đặt
ra trong tâm trí của hầu hết các ngân hàng: Một là liệu Ngân
hàng Trung ương Anh có đề nghị giảm áp lực lên đồng bảng Anh