Âu, New York và thậm chí từ chính London. Tin đồn phá giá lan
truyền khắp các sàn giao dịch trong khối lục địa. Ở London,
biểu hiện của ý chí rạn nứt đã xuất hiện: từ “phá giá” được đề
cập một cách công khai. Trong bài phát biểu buổi trưa hôm thứ
Năm ở London, nhà kinh tế và xã hội học Thụy Điển, Gunnar
Myrdal, cho rằng phá giá bây giờ có thể là giải pháp duy nhất
cho các vấn đề của nước Anh; bình luận từ bên ngoài này đã phá
vỡ lớp băng, người Anh bắt đầu sử dụng từ đáng sợ đó và tờ <em
class="calibre5">Times</em> buổi sáng ngày hôm sau mô tả với
giọng điệu của một vị chỉ huy chuẩn bị các đơn vị đồn trú cho
khả năng đầu hàng, “buôn chuyện một cách bừa bãi về phá giá
đồng bảng Anh có thể gây hại. Nhưng sẽ là tệ hại hơn nếu coi
việc sử dụng từ đó là điều cấm kỵ.”</p>
<p class="calibre2">Màn đêm buông xuống, cuối cùng đồng bảng và
những người bảo vệ nó cũng có một cuối tuần tạm nghỉ và Ngân
hàng Trung ương Anh có thêm thời gian để đánh giá tình hình của
mình. Không kể số tiền đã vay mượn hồi tháng Chín theo các thỏa
thuận hoán đổi mở rộng, mọi thứ đều đã đi vào trận chiến. Quyền
rút vốn khỏi Quỹ Tiền tệ Quốc tế có thể áp dụng nhưng hầu như
không có tác dụng trong tình huống này vì cần ít nhất vài tuần
để thực hiện các thủ tục giao dịch trong khi vấn đề là thời
gian. Cái mà nó có chính là nguồn dự trữ của nước Anh, tuy
nhiên nguồn này đã mất đi 56 triệu đô-la trong ngày hôm đó và
hiện còn lại khoảng hai tỷ đô. Các nhà bình luận ám chỉ số tiền
này tương đương với vài phi đội máy bay mà một quốc gia ngoan
cường như nước Anh 24 năm trước đã sử dụng để chiến đấu chống
lại kẻ thù lớn mạnh của họ vào thời điểm tồi tệ nhất trên chiến
trường. Suy luận này có phần hơi quá, tuy nhiên nếu nói về ý
nghĩa của đồng bảng đối người Anh đã và đang có thì điều đó
không phải là không có lý. Trong thời đại vật chất, đồng bảng
Anh có tầm quan trọng mang tính biểu tượng liên quan đến hoàng
gia; vị thế của đồng bảng Anh gần như là vị thế của nước Anh.
Đồng bảng Anh là đồng tiền lâu đời nhất trong các đồng tiền
hiện nay. Thuật ngữ “đồng bảng” được cho là có nguồn gốc từ rất
lâu trước cuộc xâm chiếm của người Norman, khi các vị vua Saxon
ban hành đồng xu bạc được gọi là “sterlings” hoặc “starlings”
vì đôi khi họ còn khắc những hình ngôi sao lên chúng, 240 xu
tương đương với một bảng làm từ bạc tinh khiết. (Một shilling
là 12 xu, hoặc viết lại dưới dạng phân số là 1/20 của một bảng,
cho đến sau cuộc xâm chiếm.) Như vậy, ngay từ đầu các khoản
thanh toán lớn ở Anh đã được tính bằng đồng bảng.</p>
<p class="calibre2">Tuy nhiên, trong vài thế kỉ đầu, đồng bảng
Anh là loại tiền tệ không thể bị tấn công, chủ yếu là do thói
quen của những vị vua nước này, họ thường xuyên giải quyết các
rắc rối tài chính bằng cách giảm hàm lượng bạc trong tiền đúc.
Họ cho nung chảy một lượng tiền xu nhất định, sau đó trong quá