NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 298

trải cho các lực lượng chiến đấu của mình, nên thông qua một số

biện pháp giảm cầu đối với vàng, từ đó rời bỏ chế độ bản vị

vàng về mọi mặt ngoại trừ tên của nó; mặt khác, giá trị của một

đồng bảng so với đồng đô-la giảm từ 4,86 đô-la xuống mức thấp

là 3,20 đô-la năm 1920. Trong nỗ lực tìm lại sự vinh quang đã

mất đi, nước Anh khôi phục lại chế độ bản vị vàng đầy đủ vào

năm 1925, gắn chặt đồng bảng Anh với vàng ở tỷ giá trước đây

một bảng đổi được 4,86 đô-la. Nhưng cái giá phải trả cho việc

đánh giá quá cao này là cuộc suy thoái mãn tính trong nước,

không nói đến góc khuất chính trị trong 15 năm của Bộ trưởng

Tài chính, Winston Churchill, người đã ra quyết định này.</p>

<p class="calibre2">Sự sụp đổ chung của các đồng tiền trong

những năm 1930 không thực sự bắt đầu ở London, mà xảy ra ở Lục

địa. Mùa hè năm 1931, cuộc chạy đua bất ngờ của các ngân hàng

hàng đầu Áo, Creditanstalt dẫn đến thất bại. Nếu hiệu ứng

domino trong thất bại ngân hàng là có thật, thì nó hẳn đã đi

vào cuộc chơi. Tổn thất từ tai họa nhỏ này là một cuộc khủng

hoảng ngân hàng quy mô trên toàn nước Đức và sau đó, vì các tổ

chức ngân hàng của Anh ở Lục địa bị vỡ nợ, số lượng lớn các quỹ

của Anh ở các tổ chức này đã bị đóng băng, cơn hoảng loạn đã

vượt qua eo biển để xâm chiếm ngôi nhà của đồng bảng uy quyền.

Nhu cầu vàng để đổi lấy bảng nhanh chóng trở thành gánh nặng

đối với Ngân hàng Trung ương Anh, ngay cả khi có các khoản vay

hỗ trợ từ Pháp và Mỹ. Nước Anh đang phải đối mặt với những lựa

chọn ảm đạm như thiết lập tỷ lệ lãi suất ngân hàng gần như cắt

cổ từ 8%-10% nhằm giữ tiền ở London và kiểm soát các dòng chảy

của vàng hoặc là từ bỏ chế độ bản vị vàng. Phương án đầu tiên

có thể làm suy thoái thêm nền kinh tế nội địa, trong khi hiện

tại nước Anh đã có hơn hai triệu rưỡi người thất nghiệp và được

cho là không hợp lý. Do đó, ngày 21 tháng 9 năm 1931, Ngân hàng

Trung ương Anh công bố ngừng trách nhiệm bán vàng.</p>

<p class="calibre2">Động thái này như một tiếng sét đánh vào

giới tài chính. Đồng bảng có uy tín rất lớn năm 1931. Nhà kinh

tế học nổi tiếng người Anh, John Maynard Keynes, không hoàn

toàn mỉa mai khi nói rằng: bảng không rời bỏ vàng mà vàng đã

rời bỏ bảng. Trong cả hai trường hợp, hệ thống cũ đã mất chỗ

neo đậu và kết quả là sự hỗn loạn.</p>

<p class="calibre2">Trong vòng vài tuần, ở khắp mọi nơi, các

nước chịu sự thống trị về kinh tế hay chính trị của nước Anh

đều rời bỏ chế độ bản vị vàng, hầu hết các loại tiền tệ hàng

đầu cũng rời bỏ chế độ này hoặc bị mất giá mạnh so với vàng và

trên thị trường tự do giá trị của bảng so với đô-la đã giảm từ

4,86 đô-la xuống 3,50 đô-la. Khi đó, đồng đô-la – chỗ neo đỗ

mới tiềm năng – cũng trở nên lỏng lẻo. Năm 1933, nước Mỹ rơi

vào cuộc suy thoái trầm trọng nhất trong lịch sử, đã phải rời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.