bỏ bản vị vàng. Một năm sau đó, nó được tái thiết dưới một hình
thức mới gọi là chế độ bản vị vàng hối đoái, chế độ này đã chấm
dứt việc đúc tiền vàng và Cục Dự trữ Liên bang đã cam kết bán
vàng miếng cho các ngân hàng trung ương, giảm 41% so với giá
cũ. Chính sách phá giá của Hoa Kỳ đã giúp khôi phục đồng bảng
Anh về giá trị tương đương đồng đô-la trước đây, nhưng nước Anh
không mấy thoải mái khi bám vào một chỗ neo mà bản thân nó cũng
đang run rẩy. Dẫu sao, trong vòng năm năm tiếp theo đó, khi kẻ
ăn mày – láng giếng trở thành bá chủ thế giới tài chính, đồng
bảng Anh đã không bị mất giá trị so với các đồng tiền khác và
khi Thế chiến thứ hai nổ ra, chính phủ Anh ấn định đồng bảng ở
mức 4,03 đô-la và áp dụng các biện pháp kiểm soát để giữ nó ở
mức đó dưới các thách thức của thị trường tự do. Trong một thập
kỷ, nó vẫn duy trì nhưng chỉ trên danh nghĩa. Trên thị trường
tự do trung lập của Thụy Sĩ, nó dao động trong suốt thời kỳ Thế
chiến thứ hai, phản ánh số phận của quân đội Anh, trong những
thời khắc đen tối nhất, nó rơi xuống mức thấp nhất 2 đô-la.</p>
<p class="calibre2">Trong thời kỳ hậu chiến, đồng bảng Anh liên
tục gặp rắc rối. Những quy tắc mới trong trò chơi tài chính
quốc tế thoả thuận tại Bretton Woods đã thừa nhận những yếu
điểm của chế độ bản vị vàng cũ cứng nhắc và chế độ bản vị tiền
giấy những năm 1930 bất ổn; một thỏa hiệp mới ra đời. Trong đó,
đồng đô-la Mỹ – ông vua mới của thế giới tiền tệ – tiếp tục gắn
với vàng dưới chế độ bản vị vàng hối đoái, đồng bảng Anh cùng
với các loại tiền tệ hàng đầu khác sẽ không quy đổi trực tiếp
ra vàng, mà đổi sang đô-la Mỹ ở các giá cố định trong giới hạn
quy định. Như vậy, kỷ nguyên sau chiến tranh đã thực sự mở ra
với sự sụt giá nghiêm trọng của đồng bảng Anh như thời điểm năm
1931, tuy nhiên may mắn thay là nó để lại ít hậu quả hơn. Tương
tự các đồng tiền khác của châu Âu, đồng bảng Anh nổi lên kể từ
Bretton Woods, điều đáng nói ở đây là nó được định giá quá cao
so với nền kinh tế bị phá hủy do chiến tranh mà nó đang đại
điện và duy trì được nhờ những can thiệp của Chính phủ. Mùa thu
năm 1949, một năm rưỡi sau khi những tin đồn phá giá đồng bảng
lan khắp thị trường chợ đen và những tổn thất về vàng khiến cho
nguồn dự trữ của nước Anh xuống thấp trầm trọng, đồng bảng Anh
lại rớt giá từ 4,03 đô-la xuống 2,80 đô-la. Ngoại trừ đồng đô-
la Mỹ và đồng franc Thụy Sĩ, hầu hết các đồng tiền khác của thế
giới phi cộng sản đều trượt giá sau đồng bảng, nhưng lần này sự
rớt giá không gây thiệt hại về thương mại, hay xảy ra hỗn loạn,
bởi không giống với chính sách năm 1931 và nhiều năm sau đó,
chính sách phá giá năm 1949 được nhìn nhận theo một cách khác,
nó không phải là những nỗ lực không được kiểm soát của các
nước, tạo ra những hố sâu khủng hoảng để bằng mọi giá có được
lợi thế cạnh tranh. Nó chỉ đơn thuần thể hiện sự thừa nhận của
các quốc gia bị chiến tranh tàn phá rằng họ đã phục hồi tới mức
có thể sống sót trong cuộc cạnh tranh quốc tế tự do. Trên thực