NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 300

tế, thương mại thế giới thay vì giảm sút lại tăng lên đột biến.

Nhưng ngay cả khi đồng bảng ở giá trị mới phù hợp hơn thì nó

vẫn không thể thoát khỏi các cuộc khủng hoảng khác. Khủng hoảng

đồng bảng ở nhiều biên độ khác nhau diễn ra vào các năm 1952,

1955, 1957 và 1961. Chỉ với những biến động trước đây, đồng

bảng đã phác họa chính xác biểu đồ lên xuống của nước Anh – thế

lực vĩ đại nhất của thế giới – giờ đây với sự ốm yếu dai dẳng

của nó, dường như gợi ý rằng chính sách cắt giảm chi tiêu mà

người Anh áp dụng năm 1949 là chưa đủ để đáp ứng hoàn cảnh sa

sút của họ.</p>

<p class="calibre2">Tháng 11 năm 1964, những gợi ý như vậy với

hàm ý xúc phạm vẫn còn đối với người Anh. Trên mục “Diễn đàn

bạn đọc” của tờ <em class="calibre5">Times</em> vào giai đoạn

đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng, đã có nhiều thuật ngữ được sử

dụng để biểu lộ cảm xúc khác nhau khi nghĩ về đồng bảng Anh.

Một độc giả có tên I.M.D. Little lên án những sự chống đối đồng

bảng Anh và những lời xì xào không dứt về nó – anh ta tuyên bố

đây không phải là vấn đề đạo đức mà là vấn đề kinh tế. Nhanh

như chớp, C.S Hadfield đáp lại. Hadfield hỏi; Đã bao giờ có một

dấu hiệu rõ ràng về những lần không sa sút tinh thần hơn lá thư

của Little? Phá giá không phải là một vấn đề đạo đức? Hadfield

rên rỉ, trong giai điệu không thể nhầm lẫn của người yêu nước

phẫn nộ.</p>

<p class="calibre2">Mười ngày sau cuộc họp Basel, mối quan tâm

hàng đầu của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York không còn là

đồng bảng Anh mà là đồng đô-la Mỹ. Cán cân thanh toán thâm hụt

của Mỹ đã lên đến mức báo động gần sáu tỷ đô-la một năm, rõ

ràng là khi ngân hàng Anh tăng lãi suất cho vay, nếu nước Mỹ

không hành động kịp thời, nó sẽ chỉ làm tăng nguy cơ các cuộc

tấn công chuyển hướng từ đồng bảng sang đồng đô-la. Hayes,

Coombs và các chức sắc chịu trách nhiệm về tiền tệ của

Washington – William McChesney Martin, Chủ tịch Hội đồng thống

đốc Cục Dự trữ Liên bang, Bộ trưởng Tài chính, Douglas Dillon

và dưới quyền thư kí Bộ trưởng Tài chính, Robert Roosa, đều

thống nhất quan điểm nếu Ngân hàng Trung ương Anh tăng lãi suất

cho vay thì Cục Dự trữ Liên bang buộc phải tự vệ, tăng lãi suất

của nó lên trên mức hiện tại là 3,5%. Vào thời điểm nhạy cảm

này, Hayes đã có nhiều cuộc điện đàm với đối tác của ông ở

London, Ngài bá tước xứ Cromer. Một quý tộc điển hình – là con

đỡ đầu của Vua George đệ ngũ và là cháu trai của Ngài Evelyn

Baring, vị Bá tước đầu tiên của xứ Cromer (đại diện Vương Quốc

Anh tại Ai Cập, là kẻ thù của Chinese Gordon trong 1884-1885).

Ngài bá tước xứ Cromer là một giám đốc ngân hàng được biết đến

bởi sự tài giỏi, ở tuổi 43, ông được nhớ đến là người trẻ tuổi

nhất từng điều hành Ngân hàng Trung ương Anh; ông và Hayes, từ

lâu qua các cuộc họp định kỳ tại Basel và nhiều nơi khác, đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.