NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 297

trình nấu cho thêm vào một số kim loại cơ bản và không thêm hàm

lượng bạc để đúc ra những đồng xu mới, một ông vua vô trách

nhiệm có thể chuyển từ 100 bảng Anh một cách kỳ diệu thành 110

bảng theo cách đó. Dưới thời Nữ hoàng Elizabeth I, việc này đã

chấm dứt, với một kế hoạch thận trọng đầy bất ngờ năm 1561, bà

đã cho thu và đúc lại những đồng xu cũ do những người tiền

nhiệm phát hành. Kết quả, cùng với tăng trưởng thương mại, uy

tín của đồng bảng Anh đã tăng lên ngoạn mục và gần một thế kỷ

sau cuộc cải cách của nữ hoàng Elizabeth, từ “sterling” đã

khẳng định ý nghĩa như nó vốn có: “tuyệt vời, khả năng chịu

đựng mọi thử thách”.</p>

<p class="calibre2">Đến cuối thế kỷ XVII, Ngân hàng Trung ương

Anh được thành lập để xử lý vấn đề tài chính của chính phủ,

tiền giấy bắt đầu được tin tưởng đưa vào sử dụng chung, nó được

bảo đảm bằng vàng và bạc. Thời gian trôi qua, uy tín của vàng

đã tăng đều đặn trong những mối quan hệ với bạc (trong thế giới

hiện đại, bạc không có chỗ đứng như một kim loại dự trữ tiền

tệ, ở vài quốc gia, bạc vẫn được sử dụng để đúc tiền xu), tuy

nhiên, chỉ đến năm 1816 khi nước Anh áp dụng chế độ bản vị vàng

– cam kết mua lại tiền giấy bằng vàng xu hoặc vàng miếng bất cứ

lúc nào. Đồng xô-vơ-ren, trị giá một bảng lần đầu tiên xuất

hiện năm 1817, tượng trưng cho sự ổn định, thịnh vượng và thậm

chí cả niềm vui cho người dân dưới thời nữ hoàng Victoria hơn

là thời Bagehot.</p>

<p class="calibre2">Thịnh vượng sinh thi đua. Thấy nước Anh

phát triển mạnh mẽ và tin rằng đó là nhờ chế độ bản vị vàng,

các quốc gia khác đã lần lượt học theo: Đức năm 1871; Thụy

Điển, Na Uy và Đan Mạch năm 1873; Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, Ý và Hy

Lạp năm 1874; Hà Lan năm 1875; và Hoa Kỳ năm 1879. Nhưng kết

quả thật đáng thất vọng; hầu như không có kẻ nào nhận thấy bản

thân mình ngay lập tức trở nên giàu có và khi nhìn lại, dường

như sự hưng thịnh của nước Anh không phải là do chế độ bản vị

vàng mang lại mà do bản thân nó tiếp tục là ông vua của thương

mại thế giới. Trong nửa thế kỷ trước khi xảy ra Thế chiến thứ

nhất, London là trung gian tài chính quốc tế và đồng bảng Anh

là phương tiện gần như chính thức của nó. Như David Lloyd

George sau này đã hoài niệm viết về thời kỳ trước năm 1914: “âm

thanh của tờ ngân phiếu ở London”, với hàm ý rằng trong những

ngày đó, một tín dụng thư có chữ ký của một ngân hàng London

“có giá trị tại bất kỳ cảng vận chuyển nào trên thế giới văn

minh” vì họ đều biết nó được đảm bảo bởi chính các ngân hàng

Anh và có giá trị tương đương với tiền vàng. Nhưng chiến tranh

đã chấm dứt thời huy hoàng của đồng bảng bởi nó đã phá vỡ sự

cân bằng mỏng manh của các lực lượng, đem đến thách thức đối

với uy quyền tối cao của đồng bảng Anh – đó chính là đồng đô-la

Mỹ. Năm 1914, nước Anh gặp phải những khó khăn trong việc trang

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.