<p class="calibre2">Chiến tranh Triều Tiên năm 1950 bùng nổ,
đồng nghĩa với việc Ford không còn bất kỳ sự lựa chọn nào khác
ngoài việc tiếp tục nuôi khách hàng cho những đối thủ của mình
bởi khi ấy, việc tung ra dòng xe mới là việc bất khả thi. Ban
giám đốc công ty tạm gác lại những nghiên cứu do Chủ tịch Ford
đề xuất và mọi chuyện im lìm ở đó suốt hai năm. Nhưng đến cuối
năm 1952, riêng việc chiến tranh kết thúc cũng đủ ngầm báo rằng
công ty sắp sửa bắt đầu từ chỗ còn dang dở và những nghiên cứu
cũ được hăm hở lôi ra bởi một nhóm có tên là Ủy ban hoạch định
xúc tiến sản phẩm, ủy ban này trình phần lớn những hạng mục đã
lên chi tiết cho bộ phận Lincoln-Mercury đặt dưới sự dẫn dắt
của Richard Krafve (đọc là Kraffy), trợ lý Tổng giám đốc của bộ
phận. Krafve, một người oai phong, tẩm ngẩm tầm ngầm với vẻ mặt
lúc nào cũng “đăm chiêu”, khi ấy khoảng 45 tuổi. Ông là con
trai ông chủ nhà in một tờ nhật báo trang trại nhỏ ở Minnesota,
từng là kỹ sư kinh doanh và nhà tư vấn quản lý trước khi đầu
quân cho Ford vào năm 1947 và dù chưa thể nào biết nguyên do vì
sao nhưng ông sắp sửa có lý do để “đăm chiêu” như thế. Là người
chịu trách nhiệm trực tiếp về Edsel và những vận hội của nó,
hưởng thụ vinh quang ngắn ngủi và chăm lo cho nó lúc nguy khốn
thập tử nhất sinh, Krafve gắn số phận của mình với Edsel.</p>
<p class="calibre2">Tháng 12 năm 1954, sau hai năm làm việc, ủy
ban hoạch định xúc tiến sản phẩm trình lên ban điều hành một
tập báo cáo đồ sộ gồm sáu tập tóm lược những phát hiện của ủy
ban. Dựa trên số liệu thống kê, báo cáo dự đoán năm 1965 sẽ là
thiên niên kỷ của Mỹ, hay một cái gì đại loại như thế. Đến khi
ấy, theo ước tính của ủy ban hoạch định xúc tiến sản phẩm, GNP
sẽ là 535 tỉ đô-la/năm - tăng tới 135 tỉ đô-la trong một thập
kỷ. (Trên thực tế, phần này của “thiên niên kỷ” đến nhanh hơn
những gì các nhà hoạch định ước tính. Năm 1962, GNPvượt mốc 535
tỉ đô-la và năm 1965 lên tới 681 tỉ đô). Lượng xe lưu hành sẽ
là 70 triệu, tăng 20 triệu chiếc. Hơn một nửa số gia đình tại
Mỹ sẽ có thu nhập hơn 5.000 đô-la/năm và hơn 40% tổng lượng xe
bán ra là xe giá tầm trung hoặc cao hơn. Bức tranh nước Mỹ năm
1965 có những tình tiết rất giống với hiện trạng của thành phố
Detroit: các ngân hàng ở Detroit chảy tiền ra ào ào, đường phố,
xa lộ kẹt cứng với những chiếc xe hơi tầm trung to bự, bóng
loáng, lớp công dân nhà giàu mới nổi, “giàu tham vọng”, luôn
đau đáu với những khao khát có nhiều hơn những điều đó. Bài học
đã quá rõ. Nếu đến lúc đó, Ford không thể tung ra một mẫu xe
giá tầm trung thứ hai không chỉ mới về kiểu dáng mà mới từ
trong ra ngoài và biến nó trở thành chiếc xe hơi được ưa chuộng
trên thị trường, công ty sẽ mất thị phần trên đất Mỹ.</p>
<p class="calibre2">Mặt khác, các ông chủ ở Ford biết quá rõ về
những rủi ro cực kỳ lớn khi tung ra thị trường một chiếc xe