NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 33

tạo mẫu trưởng cho công ty Ford Motor chuyên chế tạo xe tải,

máy kéo và xe hơi nhỏ. “Chúng tôi còn cẩn thận tiến hành nghiên

cứu bằng hình chụp từ xa của 19 loại ô tô này và từ khoảng cách

vài trăm mét thì đương nhiên, chúng đều nhang nhác nhau, đến

mức gần như không thể phân biệt được cái nào với cái nào...

Giống nhau như ‘hai giọt nước’ vậy. Chúng tôi quyết định lựa

chọn một phong cách ‘mới toe’ theo nghĩa vừa độc đáo vừa thân

quen.”</p>

<p class="calibre2">Trong khi chiếc E-Car vẫn đang nằm trên bản

vẽ tại xưởng tạo hình của Ford, đặt tại trụ sở Dearborn của

công ty, ngay ngoại ô Detroit, thì những công việc liên quan

đến nó vẫn đang được triển khai trong các điều kiện bảo mật đầy

kịch tính, hay nói cách khác là cực kỳ bất khả thi, vốn luôn

được áp dụng cho những hoạt động kiểu đó trong ngành ô tô: ổ

khóa cửa xưởng cho phép có thể thay ngay trong vòng 15 phút nếu

chìa khóa bị lọt vào tay đối thủ; lực lượng an ninh canh gác

24/24 giờ quanh cơ sở; một chiếc kính viễn vọng được lập trình

định kỳ theo dõi những kẻ nào đang rình rập trên các cao điểm

gần đó. (Tất cả những biện pháp cơ mật dù có vẻ rất thông minh

ấy lại có nguy cơ thất bại vì không biện pháp nào trong số đó

phòng ngự được “Con ngựa thành Tơ-roa” phiên bản “thành

Detroit”, bởi lẽ nhà thiết kế tạo mẫu cho chiếc xe này là người

siêu “nhảy việc”, chỉ cần ông ta có ý định phản bội cũng đủ tạo

cơ hội cho các công ty đối thủ dễ bề nắm bắt được diễn biến của

công cuộc cạnh tranh. Dĩ nhiên, không ai rõ điều này hơn chính

những đối thủ ấy, còn những thủ tục “kín kín hở hở” kia giống

như là chiêu thức quảng cáo và càng hấp dẫn công chúng.) Mỗi

tuần cứ độ một hai lần, Krafve đầu cắm xuống đất, đi đến xưởng

tạo mẫu để hội ý với Brown, kiểm tra tiến độ công việc, đưa ra

những lời gợi ý, động viên. Krafve không phải là tuýp người vẽ

ra mục tiêu kiểu chớp mắt; trái lại, ông “mổ xẻ” tạo hình cho

E-Car thành vô vàn phương án nhọc công và tỉ mỉ: tạo hình chắn

bùn ra sao, dùng hoa văn nào đi với chất liệu crôm, sử dụng tay

nắm cửa loại nào... Nếu trong quá trình thi công bức tượng cẩm

thạch Vua David, nhà điêu khắc Michelangelo<a href="note:"

title="10. Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni (1475 –

1564), thường được gọi là Michelangelo, là một họa sĩ, nhà điêu

khắc, kiến trúc sư, nhà thơ và kỹ sư thời Phục Hưng ở Ý. Dù ít

có những đột phá bên ngoài nghệ thuật, sự uyên bác của ông

trong các lĩnh vực đạt tới mức khiến ông được coi là một người

xứng đáng với danh hiệu Nhân vật thời Phục Hưng, cùng với đối

thủ, cũng là người bạn, Leonardo da Vinci. Hai trong số các tác

phẩm nổi tiếng nhất của ông là Đức Mẹ sầu bi và Vua David.">

<sup class="calibre4">10</sup></a> từng chỉ một mình thêm thắt

phương án này kia thì với Krafve, một con người có tư duy máy

móc trong kỷ nguyên máy tính siêu chính xác, sau này tổng kết

lại: để đúc ra khuôn mẫu cho chiếc E-Car, ông cùng các cộng sự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.