NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 32

mới. Chẳng hạn, họ biết rằng trong 2.900 loại xe của Mỹ được

tung ra kể từ khi bắt đầu Kỷ nguyên ô tô, trong đó có Black

Crow (1905), Averageman’s Car (1906), Bug-mobile (1907), Dan

Patch (1911) và Lone Star (1920), chỉ có khoảng 20 dòng trong

số ấy hiện vẫn đang được lưu hành. Họ biết về những cái chết

trong ngành ô tô sau Thế chiến II, trong đó phải kể đến Crosley

là chết hẳn và Kaiser Motors – cho dù đến năm 1954 vẫn còn thoi

thóp – cũng đang giẫy chết. (Các thành viên của ủy ban hoạch

định xúc tiến sản phẩm hẳn sẽ ái ngại liếc nhau khi mà một năm

sau đó, trong diễn văn chia tay của mình, Henry J. Kaiser viết:

“Chúng tôi dự định tung 50 triệu đô-la xuống “ao ô-tô” nhưng

không trông đợi chỗ tiền đó biến mất không sủi tăm!”) Các vị ở

Ford cũng biết rằng, trong Bộ Tam hùng mạnh của ngành là Ford,

General Motors và Chrysler, không hãng nào mạo hiểm tung ra

dòng xe mới với kích thước tiêu chuẩn kể từ sau chiếc La Salle

của General Motors năm 1927 và chiếc Plymouth của Chrysler năm

1928; ngay cả Ford cũng không có ý định thử dấn thân vào vụ này

kể từ năm 1938 khi tung ra chiếc Mercury.</p>

<p class="calibre2">Nhưng những con người của Ford cảm thấy đầy

lạc quan, cực kỳ lạc quan đến nỗi họ đã quyết định ném vào cái

ao đó một số tiền gấp năm lần số tiền Kaiser có. Tháng 4 năm

1955, Henry Ford II, Breech và những thành viên khác trong ủy

ban điều hành chính thức phê chuẩn những nghiên cứu của ủy ban

hoạch định xúc tiến sản phẩm và để thực hiện những nghiên cứu

đó, ủy ban này cho lập một bộ phận khác có tên là phòng sản

phẩm đặc biệt, đứng đầu là ngài Krafve bất hạnh. Thế là công ty

chính thức bật đèn xanh cho những nỗ lực của các nhà thiết kế,

mấy tháng ròng nguệch ngoạc bản kế hoạch cho chiếc xe mới. Vì

cả đội ngũ thiết kế lẫn đội hình mới thành lập của Krafve khi

tiếp quản đều không có, dù chỉ là một chút mơ hồ những gì đang

có mặt trên bản vẽ của họ sẽ được gọi tên như thế nào nên những

người ở Ford, ngay cả trong những thông cáo báo chí của công

ty, đều gọi đó là xe E, được giải thích là viết tắt chữ cái đầu

của từ “Experimental” (thử nghiệm) trong tiếng Anh.</p>

<p class="calibre2">Người phụ trách trực tiếp việc thiết kế,

nếu theo ngôn ngữ đao to búa lớn của thương mại là “tạo mẫu”

cho E-Car, là một người Canada chưa đến 40 tuổi tên là Roy A.

Brown. Người này, trước khi bắt tay vào làm E-Car (và sau khi

học thiết kế công nghiệp tại Học viện Nghệ thuật Detroit), đã

có kinh nghiệm thiết kế đài phát thanh, thuyền động cơ, sản

phẩm kính màu, Cadillacs, Oldsmobiles và Lincolns. Gần đây,

Brown có dịp hồi tưởng lại những khát vọng của mình khi bắt tay

vào dự án mới lúc bấy giờ. “Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra

một chiếc xe thật độc đáo với kiểu dáng hoàn toàn khác biệt so

với 19 loại xe khác đang lưu thông vào thời điểm bấy giờ.” Ông

đã viết những dòng này từ nước Anh khi đang được mời làm nhà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.