biết, toàn bộ cử tọa nhất tề sững sờ á khẩu giống như một phút
mặc niệm, rồi ào ào nổ ra tràng pháo tay giòn giã tán thưởng.
Chuyện như thế này chưa từng xảy ra tại buổi ra mắt liên công
ty tại Ford kể từ năm 1896, khi cụ Henry cài chốt “cỗ xe ngựa
không ngựa kéo” của cụ<a href="note:" title="12. Sau nhiều năm
tìm tòi và thử nghiệm, vào mùa hè năm 1896, Henry Ford đã hoàn
thành chiếc xe ôtô chạy hơi nước đầu tiên của mình. Cho dù chỉ
chạy được với tốc độ trên 10km/giờ và không có khả năng đi lùi
hay quay đầu nhưng chiếc xe thử nghiệm của Henry Ford là một kỳ
tích gây chấn động dư luận lúc đó. Phải thêm hai năm nữa Henry
Ford mới chế tạo thành công chiếc xe ô tô đơn giản nhưng có khá
đầy đủ chức năng để có thể lưu thông trên đường."><sup
class="calibre4">12</sup></a>.</p>
<p class="calibre2">Một trong những lời giải thích thuyết phục
nhất và hay được viện dẫn nhất về thất bại của Edsel là: Edsel
là nạn nhân của “sự chậm trễ” giữa quyết định sản xuất và hành
động tung ra thị trường. Dễ dàng nhận ra điều này khi mấy năm
sau đấy, các dòng xe hơi nhỏ hơn, công suất thấp hơn, được gọi
với cái tên hoa mỹ “siêu nhỏ gọn” trở nên quá thịnh hành, đủ để
lật úp chiếc thang thứ hạng trong ngành ô tô, biến Edsel trở
thành một bước trượt dài sai lầm; thế nhưng, không dễ nhận ra
điều đó vào năm 1955 khi các dòng xe bốn bánh như vậy bùng nổ.
Trí tuệ nước Mỹ, từng sản xuất đèn điện, máy bay, ô tô giá rẻ,
bom nguyên tử và thậm chí là cả một hệ thống thuế cho phép một
người, tùy theo điều kiện, có thể trốn thuế bằng cách quyên góp
từ thiện vẫn chưa tìm ra được cách đưa chiếc ô tô từ bản vẽ ra
thị trường vào một thời điểm hợp lý; mất chừng hai năm để làm
ra những bàn ren, thông báo tới các nhà bán lẻ, chuẩn bị các
chiến dịch quảng cáo, quảng bá, xin cấp trên phê duyệt cho mỗi
động thái kế tiếp cùng vô vàn thủ tục đến chóng mặt vốn được
coi là quan trọng sống còn tại Detroit và vùng lân cận. Với
những người được phân chịu trách nhiệm hoạch định cho những
thay đổi hàng năm cho các mẫu xe đã xuất xưởng, dự đoán thị
hiếu tương lai đã khó đưa ra một sáng tạo hoàn toàn mới, như
chiếc E-Car chẳng hạn, còn khó hơn bội phần; giống như phải
chắp nối nhiều động tác cực kỳ phức tạp để dựng thành một tiết
mục khiêu vũ, tạo ra cho nó một cá tính, chọn cho nó một cái
tên thích hợp, đấy là chưa nói tới việc phải tham vấn nhiều nhà
tiên tri để quyết định xem liệu đến thời điểm cắt băng khánh
thành mẫu xe mới có phải là một ý tưởng hay với hiện trạng nền
kinh tế quốc dân lúc đó hay không?</p>
<p class="calibre2">Kiên trì thực hiện những thủ tục như đã
được “kê đơn”, phòng sản phẩm đặc biệt đã mời David Wallace,
Giám đốc phụ trách Kế hoạch nghiên cứu thị trường, để ông xem
có thể làm gì để tạo cá tính riêng và đặt cho E-Car một cái
tên. Wallace người gầy nhẳng, cằm thô, hay hút tẩu, có lối nói