NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 325

Yankees của họ giành chiến thắng.</p>

<p class="calibre2">Nhưng tôi nhận thấy sự phấn khích đã sớm

chấm dứt khi cuộc khủng hoảng mới bùng nổ. Cuộc đình công của

các thủy thủ đã làm cho thâm hụt thương mại nước Anh trở lại,

đầu tháng 6 năm 1966, giá niêm yết đồng bảng ở mức dưới 2,79

đô-la. Để bảo vệ đồng bảng, Ngân hàng Trung ương Anh đã bắt đầu

mua lại nó trên thị trường bằng nguồn dự trữ. Ngày 13 tháng

Sáu, với thái độ bình thản giống như người lính cứu hỏa đầy

kinh nghiệm đã quá quen với cuộc gọi báo cháy, các ngân hàng

trung ương đã cho vay một gói tín dụng mới ngắn hạn. Tuy nhiên,

đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Đến cuối tháng Bảy, trong

nỗ lực giải quyết gốc rễ vấn đề bằng cách cứu chữa thâm hụt chỉ

một lần duy nhất, Thủ tướng Wilson đã áp đặt một loạt những

biện pháp hạn chế chặt chẽ nhất từ trước đến giờ trong thời

bình – thuế cao, tín dụng bóp nghẹt, bình ổn giá và tiền lương,

cắt giảm chi tiêu Chính phủ cho phúc lợi, đặt ra hạn mức mỗi

người dân Anh chỉ được phép tiêu 140 đô-la một năm cho du lịch

nước ngoài.</p>

<p class="calibre2">Về sau, Coombs đã nói với tôi, khi người

Anh công bố chương trình thắt lưng buộc bụng, Cục Dự trữ Liên

bang đã hỗ trợ bằng cách mua ngay lập tức đồng bảng, nó phục

hồi chậm nhưng ở mức chấp nhận được. Vào tháng Chín, Cục Dự trữ

Liên bang tăng dòng hoán đổi với Ngân hàng Trung ương Anh từ

750 triệu thành một tỷ 350 triệu đô-la. Tôi gặp Waage vào tháng

Chín, ông vui vẻ cho biết Ngân hàng Trung ương Anh đang tích

lũy đô-la. Thời báo <em class="calibre5">Finance</em> thì đưa

ra nhận xét vào khoảng thời gian này “cuộc khủng hoảng đồng

bảng trở nên nhàm chán”, đúng là kiểu nói thờ ơ của người Anh.

</p>

<p class="calibre2">Trấn tĩnh trở lại – chỉ một khoảng thời

gian ngắn hơn sáu tháng. Đến tháng Tư, năm 1967, nước Anh đã

thoát được nợ ngắn hạn và có nguồn dự trữ dồi dào. Nhưng trong

vòng hơn một tháng thì loạt thất bại cay đắng đầu tiên đã đến.

Hai hậu quả từ cuộc chiến tranh Ả rập-Israel – thứ nhất là dòng

chảy lớn từ các quỹ Ả rập từ chối đồng bảng và chuyển sang các

đồng tiền khác và thứ hai là việc đóng cửa kênh đào Suez, một

trong những huyết mạch thương mại chính của nước Anh – đã dẫn

đến một cuộc khủng hoảng mới gần như qua một đêm. Tháng Sáu,

Ngân hàng Trung ương Anh (năm 1966, dưới sự lãnh đạo mới của

Ngài bá tước xứ Cromer hiện tại, người kế nhiệm chức thống đốc

từ Ngài Leslie O’Brien) đã phải rút vốn hoán đổi với Cục Dự trữ

Liên bang và tháng Bảy, chính phủ Anh buộc phải tái thiết lập

các biện pháp hạn chế kinh tế của năm trước, tuy nhiên, trong

tháng Chín, đồng bảng vẫn trượt xuống 2,7830 đô-la, mức thấp

nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng năm 1964. Tôi gọi cho một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.