những thương vong đầu tiên của phá giá. Ngoài lời nhắc nhở rằng
các quầy giao dịch trong trò chơi thu hút của tài chính thế
giới chính là sinh kế của người dân, thậm chí là tính mạng của
họ thì cho đến bây giờ mọi việc đều ổn.</p>
<p class="calibre2">Thứ Tư ngày 22, một vấn đề mang nhiều tính
quốc tế hơn xuất hiện. Như nhiều người đã lo ngại, cuộc tấn
công đầu cơ đồng bảng đã chuyển hướng sang đồng đô-la. Là một
trong những quốc gia cam kết sẽ bán vàng không giới hạn số
lượng cho các ngân hàng trung ương với tỷ giá cố định 35 đô-
la/lượng, Hoa Kỳ là nền tảng của kiến trúc tiền tệ thế giới và
hôm thứ Tư, lượng vàng dự trữ của Hoa Kỳ chỉ xấp xỉ ba tỷ đô-la
– mức cơ sở. Chủ tịch Hội đồng thống đốc Cục Dự trữ Liên bang,
Martin đã nhắc lại, Hoa Kỳ dưới bất kỳ điều kiện nào sẽ tiếp
tục bán vàng theo yêu cầu, nếu cần sẽ bán đến miếng cuối cùng.
Mặc dù đã cam kết như vậy và Tổng thống Johnson đã nhắc lại
ngay sau khi đồng bảng Anh phá giá, các nhà đầu cơ đã bắt đầu
dùng đô-la để mua vàng với số lượng rất lớn, điều đó thể hiện
một sự hoài nghi đối với những bảo đảm chính thức tương tự việc
người dân New York tích trữ thẻ tàu điện ngầm vì sợ tăng giá,
bất chấp lời hứa của chính phủ giá sẽ không tăng. Nhu cầu vàng
tăng đột ngột ở Paris, Zurich và các trung tâm tài chính khác,
đặc biệt là ở London – thị trường vàng hàng đầu thế giới, ngay
lập tức người ta bắt đầu nói về Cơn sốt vàng ở London. Cơ quan
chức năng ước tính tổng giá trị đơn đặt mua vàng từ khắp mọi
nơi trong ngày đã vượt mức 50 triệu đô-la, ngoại trừ công dân
các nước Hoa Kỳ hoặc Anh Quốc theo quy định bị cấm mua vàng hay
tiền tệ của nước mình. Vậy ai sẽ bán cho đám đông vô hình đột
ngột ham muốn tích trữ vàng như thời kì xa xưa? Không phải là
Bộ Tài chính Hoa Kỳ, vì họ chỉ bán cho các ngân hàng trung ương
thông qua Cục Dự trữ Liên bang trong khi các ngân hàng trung
ương này hứa hẹn sẽ không bán cho đám đông kia. Để lấp đầy nhu
cầu này, vẫn còn một tổ chức quốc tế khác, đó là Kho dự trữ
vàng London thành lập năm 1961. Thành viên là các nước Mỹ, Anh,
Ý, Hà Lan, Thụy Sĩ, Tây Đức, Bỉ và Pháp đã góp một số lượng
vàng có thể làm chói mắt kể cả một ông vua giàu có (trong đó Mỹ
đóng góp 59% tổng vàng dự trữ), mục đích của Kho dự trữ vàng là
dập tắt cơn hoảng loạn tiền tệ bằng việc cung cấp vàng không
giới hạn số lượng đến những người mua phi chính phủ, với mức
giá tương đương của Cục Dự trữ liên bang Mỹ, nhằm bảo vệ sự ổn
định của đồng đô-la.</p>
<p class="calibre2">Và đó là những gì Kho dự trữ này đã làm vào
hôm thứ Tư. Thứ Năm, tình hình xấu thêm, nhu cầu mua vàng điên
cuồng ở cả Paris và London, thậm chí nó đã phá kỉ lục được lập
trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962<a href="note:"
title="77. Cuộc đối đầu giữa Liên Xô, Cuba với Hoa Kỳ vào tháng
10 năm 1962 trong thời Chiến tranh lạnh."><sup