NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 334

khiến tôi cũng lo lắng theo, tôi rời khỏi Ngân hàng Dự trữ Liên

bang nửa tin rằng việc phá giá đồng đô-la sẽ được công bố vào

cuối tuần. Nhưng không có điều gì xảy ra; điều tồi tệ đã tạm

thời qua. Ngày Chủ nhật, đại diện các nước thành viên Kho dự

trữ vàng, gồm cả Hayes và Coombs, đã gặp nhau tại Frankfurt và

chính thức nhất trí tiếp tục duy trì đồng đô-la ở tỷ giá vàng

hối đoái hiện tại dựa trên các nguồn kết hợp. Điều này dường

như đã loại bỏ được mối nghi ngờ, đồng đô-la không chỉ được

chống đỡ bằng kho dự trữ 13 tỷ đô-la của Mỹ mà còn được bổ sung

thêm với số vàng trị giá 14 tỷ đô-la trong ngân khố của Bỉ,

Anh, Ý, Hà Lan, Thụy Sĩ, Đức và Tây Đức. Rõ ràng, các nhà đầu

cơ đã rất ấn tượng. Hôm thứ Hai, tốc độ mua vàng chậm hơn nhiều

ở London và Zurich, nhưng đạt kỷ lục ở Paris – cho dù vậy, trả

lời phỏng vấn báo chí, de Gaulle nói vàng sẽ tiếp quản đô-la

trong thương mại thế giới, ông còn đưa ra một số ý kiến gây

sửng sốt về các vấn đề khác nhau, như ám chỉ rằng xu hướng của

những sự kiện này là hướng tới sự suy giảm tầm ảnh hưởng trên

thị trường quốc tế của đồng đô-la. Hôm thứ Ba, doanh số bán

vàng giảm mạnh ở khắp mọi nơi, kể cả Paris. “Một ngày tươi

đẹp”, Waage nói với tôi qua điện thoại chiều hôm đó. “Hy vọng

ngày mai sẽ tươi sáng hơn”. Hôm thứ Tư, thị trường vàng đã trở

lại bình thường, nhưng sau một tuần biến cố, Bộ Tài chính Hoa

Kỳ đã tổn thất 450 tấn vàng, trị giá gần nửa tỷ đô-la để thực

hiện nghĩa vụ với Kho dự trữ vàng và đáp ứng nhu cầu của các

ngân hàng trung ương thế giới.</p>

<p class="calibre2">Mười ngày sau khi mất giá, mọi thứ đã lắng

xuống. Nhưng đó chỉ là khoảng tĩnh giữa những đợt sóng xung

kích tiếp theo. Từ ngày 8 đến ngày 18 tháng 12, đã có đợt tấn

công đầu cơ mới với đồng đô-la, lần này hơn 400 tấn vàng đã rời

kho dự trữ, nhưng giống như đợt sóng trước, cuối cùng nó đã

được trấn tĩnh bởi những biện pháp lặp lại của Hoa Kỳ và các

thành viên Kho dự trữ vàng đã cương quyết lật ngược tình thế.

Tính đến cuối năm, kể từ khi phá giá đồng bảng, Bộ Tài chính

Hoa Kỳ thất thoát gần một tỷ đô-la về vàng, giảm dự trữ vàng

xuống dưới mốc 12 tỷ đô-la lần đầu tiên từ năm 1937.</p>

<p class="calibre2">Ngày 1 tháng 1 năm 1968, Tổng thống Johnson

công bố Chương trình cán cân thanh toán và dựa trên các hạn chế

cho vay và đầu tư công nghiệp nước ngoài, giữ đầu cơ giảm xuống

trong hai tháng. Nhưng cơn sốt vàng không kết thúc đơn giản như

vậy. Cho dù các cam kết của chính phủ dựa trên các thế lực kinh

tế đứng sau nó nhưng ở thời kỳ khủng hoảng, xu hướng truyền

thống vẫn là tích trữ vàng vì nghi ngờ giá trị của tiền giấy và

minh chứng cụ thể là đồng bảng phá giá với những hậu quả lâu

dài của nó – hơn thế nữa, người dân đang mất niềm tin vào chính

phủ, họ hoài nghi liệu chính phủ sẽ làm gì để duy trì trật tự

kinh tế, trong khi chi tiêu quá đà cho các vấn đề trong nước và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.