Ford nên đặt tên cho chiếc xe là Edsel Ford theo tên người con
trai duy nhất của cụ Henry, chủ tịch của hãng Ford Motor từ năm
1918 tới khi cụ qua đời năm 1943, đồng thời là cha đẻ của hậu
duệ nhà Ford gồm ba anh em Henry II, Benson và William Clay.
Song cả ba anh em nhà Ford đều kiến nghị rõ ràng với Krafve là
ông cụ thân sinh của họ không thích tên của ông quay tít thò lò
trên hàng triệu chiếc nắp tròn đậy trục bánh xe; họ đề xuất
phòng sản phẩm đặc biệt tìm ngay một tên khác thay thế. Phòng
này ngay lập tức xúc tiến với sự hăng hái không kém cuộc “Thập
Tự Chinh” đi tìm cá tính cho xe. Vào cuối hè và đầu thu năm
1955, Wallace thuê vài cơ quan nghiên cứu phái đi một loạt
những người phỏng vấn, trên tay lăm lăm một bản danh sách gồm
2.000 cái tên dự kiến, để đi chưng cầu dân ý với đám đông đi bộ
tại New York, Chicago, Willow Run và Ann Arbor. Khi phỏng vấn,
người phỏng vấn không chỉ đề nghị đối tượng được hỏi phát biểu
cảm tưởng về những cái tên như Mars, Jupiter, Rover, Ariel,
Arrow, Dart hay Ovation, mà còn đề nghị họ thử có những liên
tưởng gì đối với mỗi cái tên ấy; khi đã nhận được câu trả lời,
người phỏng vấn lại yêu cầu họ nêu ra những từ hay cụm từ có
tính chất đối lập với mỗi cái tên ấy, trên nền tảng lý luận rất
cao siêu là cái tên và những gì đối lập với nó đều quan trọng
như hai mặt của một đồng xu. Cuối cùng, phòng sản phẩm đặc biệt
kết luận: kết quả thu được chưa thuyết phục. Trong khi ấy,
Krafve và cộng sự liên tục tổ chức các cuộc họp kín trong phòng
tối, với sự hỗ trợ của đèn pha, căng mắt soi soi, lật giở từng
tấm bìa các tông trên viết các cái tên. Một vị hô lên:
“Phoenix” (chim Phượng hoàng) bởi cái tên này có nghĩa là sự
bay lên, một vị khác lại thích cái tên “Altair” hơn bởi vì ở
ngoài đời, cái tên bắt đầu bằng chữ A đứng đầu bảng ABC các
loại xe nên sẽ có lợi thế giống như trường hợp con lợn đất
(aardvark) trong vương quốc động vật. Rồi có lúc mơ mơ màng
màng, ai đó đột nhiên dừng tráo các tấm bìa và hỏi đầy hoài
nghi: Có phải vừa nãy có cái tên “Buick” không nhỉ?” Ai nấy đều
nhìn Wallace, “ông bầu” của các buổi họp. Ông rít một hơi từ
tẩu thuốc, vừa nở nụ cười hàn lâm, vừa gật đầu.</p>
<p class="calibre2">Các cuộc họp lật thẻ tên cũng tỏ ra vô hiệu
lực giống như các cuộc phỏng vấn ngoài đường; và chính vào giai
đoạn này của cuộc chơi, với quyết tâm thử và “vắt” từ bộ óc
thiên tài - mà một bộ óc bình thường nghĩ mãi vẫn chưa ra -
Wallace xúc tiến trao đổi thư từ với nhà thơ Marianne Moore
liên quan tới công cuộc đặt tên lẫy lừng ấy. Quá trình đó sau
này được đăng trong tờ <em class="calibre5">The New Yorker</em>
và được thư viện Morgan xuất bản dưới dạng sách.) “Chúng ta cần
phải thích cái tên này... để thông qua việc liên tưởng hay phép
thần chú nào đó, truyền tải được cảm xúc về sự duyên dáng, năng
động, tính năng và thiết kế tiên tiến,” khi viết cho cô Moore
như vậy, Wallace cũng tự cảm thấy có cái gì đó rất duyên dáng