lý bán lẻ để chỉ bán độc quyền xe Edsel). Mục tiêu đặt ra cho
ngày ra mắt ‒ sau khi cân nhắc hàng trăm lần, cuối cùng cũng
được xác định vào ngày 4 tháng 9 năm 1957 ‒ là phải đạt được
con số 1.200 đại lý bán Edsel trên khắp các lục địa. Các đại lý
này sẽ không giống với bất kỳ đại lý thông thường nào khác;
Krafve chỉ định rõ là Edsel chỉ quan tâm ký kết với những đại
lý có thành tích bán hàng khủng nhờ vào tài năng bán hàng đáng
nể chứ không phải dùng những thủ đoạn lách luật biên giới mà
gần đây đầy tai tiếng trong ngành xe hơi. “Đơn giản là chúng ta
phải có những đại lý chất lượng với những cơ sở dịch vụ chất
lượng,” Krafve nói. “Khách hàng mua xe xịn nhưng nhận được dịch
vụ kém sẽ khiển trách đại lý. Còn với Edsel, vị khách đó sẽ chỉ
đổ lỗi cho chiếc xe mà thôi.” Con số 1.200 là mục tiêu khá lớn
vì không có đại lý nào, dù có đẳng cấp hay chưa, có thể có đủ
lực tài chính để dễ dàng đổi sang dòng xe khác. Đại lý tầm
trung phải đầu tư ít nhất là 100.000 đô-la tiền vốn, và tại các
thành phố lớn, con số này còn lớn hơn nhiều. Đại lý phải thuê
nhân viên bán hàng, thợ kỹ thuật, nhân viên văn phòng, tự mua
dụng cụ, tài liệu kỹ thuật và bảng hiệu, ngốn tới 5.000 đô-
la/hệ thống; đồng thời, họ phải trả tiền tươi thóc thật cho mỗi
chiếc xe mua từ nhà máy.</p>
<p class="calibre2">Người được giao chịu trách nhiệm tập hợp
lực lượng bán Edsel cùng với đội quân lớn lao ấy là J. C.
(Larry) Doyle, người với vai trò Tổng Giám đốc kinh doanh tiếp
thị của phòng, chỉ đứng sau Krafve. Một nhân viên kỳ cựu đã gắn
bó 40 năm với Ford, khởi nghiệp tại đây từ một chân chạy trong
văn phòng tại thành phố Kansas và xen kẽ thời gian chủ yếu là
bán hàng, Doyle là một “chú ngựa bất kham” trong lĩnh vực của
ông. Mặt khác, ông có vẻ nhân từ và thấu đáo, khiến ông đối
chọi rất mạnh với những công dân tự phụ, bộp chộp của một ngàn
đại lý xe hơi xuyên khắp lục địa; mặt khác, ông cũng chả buồn
che giấu sự hoài nghi của một tay kinh doanh lão luyện về những
thứ đại loại như phân tích về giới và đẳng cấp của xe, một sự
theo đuổi mà ông mô tả là: “Khi đánh pun, tôi thích đặt một
chân trên sàn.” [ý là: mộc mạc, không phô trương]. Nhưng ông
biết cách làm sao để bán xe và đó là điều mà Phòng Edsel cần.
Nhớ lại ngày xưa, khi ông cùng các đồng nghiệp kinh doanh áp
dụng những thủ đoạn rất mạo hiểm thuyết phục những người giàu
có, uy tín cao, đạt được thành công với một trong số những
ngành kinh doanh “khoai” nhất, bỏ các đặc quyền kinh doanh có
lợi để chuyển sang sản phẩm mới đầy rủi ro kia. Doyle cho biết,
không lâu trước đó, “ngay khi mẻ Edsel mới xuất xưởng hồi đầu
năm 1957, chúng tôi bày xe tại năm văn phòng bán hàng khu vực,
mỗi nơi vài chiếc. Tất nhiên là chúng tôi khóa cửa văn phòng,
kéo rèm kín mít. Mấy đại lý xe bán kính vài dặm xung quanh khu
vực đều tò mò không biết hình hài chiếc xe mới thế nào, đó
chính là đòn bẩy mà chúng tôi cần. Chúng tôi loan báo chỉ đại