NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 46

lý nào thực sự quan tâm hợp tác mới được xem xe, sau đó cắt cử

giám đốc chuyên môn phụ trách khu vực đi tới các thị trấn lân

cận, tìm cách kết nối với đại lý số 1 tại mỗi thị trấn để xem

xe. Nếu không giành được Đại lý số 1 thì cố gắng giành Đại lý

số 2. Vả lại, chúng tôi thu xếp để ai vào tham quan xe cũng

phải nghe người phụ trách kinh doanh trình bày toàn bộ “bài rao

hàng” dài một tiếng đồng hồ về toàn bộ tình hình. Việc làm này

rất hiệu quả.” Hiệu quả đến nỗi vào giữa hè năm 1957, Edsel đã

chắc chắn có triển vọng tìm được rất nhiều đại lý xịn vào ngày

ra mắt. (Thực tế là vẫn hụt khoảng vài chục đại lý so với con

số mục tiêu 1.200). Một số đại lý chuyên các dòng xe khác rõ

ràng quá tin tưởng vào thành công của Edsel hoặc bị mê hoặc quá

đà trước những quảng cáo của nhóm Doyle, đến nỗi sẵn sàng ký

hợp đồng ngay cả khi còn chưa nhìn kỹ chiếc xe. Người của Doyle

thì khuyên các đại lý nghiên cứu thật tỉ mỉ đi đã, đồng thời

tiếp tục nhắc đi nhắc lại những đặc tính của xe, nhưng các đại

lý tương lai của Edsel “mũ ni che tai” trước những lời gàn đó,

đòi ký hợp đồng ngay tắp lự. Nhìn lại thì thấy, dường như Doyle

“thổi sáo quá mùi”, tầm cỡ bậc thầy trên cả tài của Pied Piper,

“người thổi sáo kỳ dị”.<a href="note:" title="14. Pied Piper,

“Người thổi sáo kỳ dị”: Câu chuyện kể về thị trấn Hamelin ở

Lower Saxony, Đức năm 1284. Thị trấn phải đối mặt với nạn tàn

phá của chuột, rồi một người thổi sáo mặc chiếc áo khoác sặc sỡ

xuất hiện cam kết quét sạch lũ chuột để đổi lấy một khoản tiền

công. Người dân thị trấn chấp nhận. Nhưng khi người thổi sáo đã

diệt được lũ chuột và đuổi chúng đi bằng âm nhạc của mình, dân

làng lại không tuân thủ giao kèo. Người thổi sao tức giận bỏ đi

kèm theo một lời thề trả thù. Ngày 26 tháng 7 cùng năm đó, ông

quay trở lại bắt hết trẻ em trong vùng đi mất tăm mất tích và

không ai còn thấy các em nữa, hệt như cách ông ta đuổi chuột;

chỉ còn sót lại vài ba em (tùy phiên bản) bị khuyết tật nên

không thể theo kịp đoàn người."><sup class="calibre4">14</sup>

</a></p>

<p class="calibre2">Giờ đây, khi Edsel không chỉ là mối quan

tâm của riêng thành phố Dearborn, công ty Ford không thể không

xuất quân thẳng tiến. “Nếu ngài Doyle chưa xúc tiến hành động

thì chỉ cần sự đồng ý của giám đốc quản lý cao nhất, chúng tôi

có thể âm thầm gác bỏ toàn bộ chương trình vào bất kỳ lúc nào.

Nhưng một khi đã ký hợp đồng với các đại lý, vấn đề đặt ra là

anh phải tôn trọng hợp đồng, phải trưng xe ra,” Krafve giải

thích. Ngay đầu tháng 6 năm 1957, công ty thông báo rằng trong

số tiền 250 triệu đô-la tạm ứng cho Edsel, 150 triệu đô-la chi

dùng vào các trang thiết bị cơ bản, bao gồm cải tổ các nhà máy

Ford và Mercury để đáp ứng các nhu cầu cho việc sản xuất dòng

xe mới; 50 triệu đô-la đầu tư mua dụng cụ chuyên dụng cho

Edsel; 50 triệu đô-la đầu tư quảng cáo giới thiệu sản phẩm ban

đầu. Cũng vào tháng 6, một chiếc Edsel được chọn cho buổi lễ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.