cho Edsel. Ai đó viết ra quảng cáo này hẳn là không thể biết
phát ngôn của anh ta mới đúng làm sao!</p>
<p class="calibre2">Trong suốt mùa hè căng thẳng năm 1957,
người đàn ông được trọng vọng tại Edsel là C. Gayle Warnock,
Giám đốc Quan hệ công chúng với nhiệm vụ không chỉ thu hút sự
quan tâm của công chúng đối với sản phẩm sắp ra lò, mà còn rất
nhiều nhiệm vụ khác nữa, chẳng hạn như duy trì sự quan tâm ấy
luôn ở mức cuồng nhiệt và sẵn sàng chuyển thành khát khao mua
một trong những chiếc xe mới vào đúng hoặc sau ngày ra mắt, hay
“Ngày Edsel” như công ty vẫn gọi. Warnock là một quý ông bảnh
bao, nhã nhặn với chòm râu quai nón nhỏ, quê ở Converse, bang
Indiana. Ông đã làm các chương trình quảng cáo cho các hội chợ
khu vực trước khi được Krafve chiêu mộ về từ văn phòng Ford ở
Chicago; nền tảng này tạo điều kiện để ông vừa có được cái ngọt
êm như mật của người làm nghề quan hệ công chúng hiện đại, vừa
có được tinh thần không chút dè dặt của một người đi bán tại
hội chợ quê ngày xưa. Warnock hồi tưởng lại ngày được mời tới
Dearborn: “Mùa thu năm 1955, lúc thuê tôi, Dick Krafve bảo:
“Tôi muốn anh xây dựng chương trình quảng cáo cho E-Car từ nay
tới ngày ra mắt.” Tôi hỏi lại: “Dick, ý anh là ‘chương trình’
gì?” Ý ông ta là xây dựng kế hoạch cho từng chặng, bắt đầu từ
chặng cuối, theo kiểu giật lùi. “Điều này thực sự mới mẻ đối
với tôi. Tôi quen với việc tự do vô tổ chức, thích làm lúc nào
thì làm, nghỉ lúc nào thì nghỉ, nhưng rồi nhanh chóng nhận ra
Dick nói rất đúng. Khuyếch trương quảng cáo cho Edsel quả thực
dễ như trở bàn tay. Đầu năm 1956, khi chiếc xe vẫn còn được đặt
tên là E-Car, Krafve cũng có một bài nói chuyện nho nhỏ ở
Portland, Oregon. Chúng tôi cũng không nỗ lực nhiều ngoài việc
cho đăng một kịch bản trên tờ báo địa phương, nhưng mấy hãng
thông tấn đánh hơi thấy câu chuyện và cứ như thế nó lan truyền
khắp cả nước. Những đoạn cắt ra từ báo xuất hiện nhiều như sao
sa. Ngay lúc ấy, tôi liền nhận ra những rắc rối chúng tôi có
thể phải đối đầu. Công chúng đã thèm xem xe đến phát điên, họ
hình dung nó sẽ là một chiếc xe trong mơ, một thứ họ chưa bao
giờ nhìn thấy. Tôi bảo với Krafve: ‘Nếu biết nó cũng chỉ có bốn
bánh và một động cơ, giống như chiếc xe sắp tới, họ chắc chắn
sẽ rất thất vọng.’”</p>
<p class="calibre2">Người ta nhất trí là cách “đi xiếc thăng
bằng” an toàn nhất giữa quá cường điệu hay quá xem nhẹ chiếc
Edsel sẽ là không đả động gì về toàn thể chiếc xe mà hé lộ từng
chút, từng chút đặc trưng riêng của nó ‒ kiểu như “thoát y xe
hơi” (một cụm từ mà Warnock đường hoàng không thể tự mình nói
ra mà chỉ vui vẻ chứng kiến tờ <em class="calibre5">New York
Times</em> sử dụng). Sau này, chính sách “thoát y từ từ” này,
hoặc vô tình, hoặc hữu ý, vẫn bị vi phạm. Thứ nhất, khi mùa hè
diễn ra “tiền sự kiện Edsel” lững lờ trôi đi, đám phóng viên