thuyết phục Krafve hãy ủy quyền cho Warnock cho phép từng người
trong số họ lần lượt xem mặt mũi Edsel xem nó ra làm sao, theo
phương thức mà Warnock gọi là “chơi ú òa” hay “hé mắt xem rồi
quên luôn”. Thứ hai, những chiếc xe tải chất đầy xe Edsel
chuyên chở về các địa lý được trùm vải kín từ đầu tới đuôi xe,
như thể kích thích sự thèm thuồng của người đam mê ô tô nườm
nượp xuất hiện trên các đường quốc lộ. Mùa hè năm đó cũng là
thời điểm đọc diễn văn của bộ tứ Edsel gồm Krafve, Doyle, J.
Emmet Judge (Giám đốc lên kế hoạch sản phẩm và mua bán hàng
hóa) và Robert F. G. Copeland (Trợ lý tổng giám đốc bán hàng
phụ trách quảng cáo, tăng doanh số và đào tạo). Xông pha ngang
dọc khắp cả nước, bốn nhà hùng biện di chuyển quá nhanh, quá
tích cực đến nỗi Warnock sợ không định vị được họ, phải ghim
những chiếc ghim sặc sỡ lên tấm bản đồ trong phòng làm việc để
đánh dấu lịch trình của họ. “Đây, Krafve đi từ Atlanta tới New
Orleans, Doyle từ Council Bluffs tới Salt Lake,” Warnock sẽ
trầm ngâm suy tưởng trong một buổi sáng ở Dearborn, nhâm nhi
tách cà phê thứ hai, đoạn đứng dậy nhổ những cái ghim ra để đặt
chúng vào vị trí mới.</p>
<p class="calibre2">Cho dù phần đông khán giả của Krafve là các
ông chủ ngân hàng và đại diện các công ty tài chính được kỳ
vọng sẽ cho các đại lý bán Edsel vay tiền, nhưng bài phát biểu
của ông vào mùa hè năm đó, không om sòm như những gì người ta
vẫn vọng tưởng mà giống kiểu chính khách, có phần thận trọng,
thậm chí ảm đạm, đến tiền đồ của chiếc xe mới. Và tiền đồ có vẻ
như thế thật, vì những diễn biến của kinh tế đại cục đang buộc
những con người lạc quan hơn cả Krafve cũng phải đau đầu. Vào
tháng 7 năm 1957, thị trường chứng khoán lao dốc, đánh dấu sự
khởi đầu của cái vẫn được hồi tưởng là cuộc suy thoái năm 1958.
Sau đó, đầu tháng Tám, sự suy giảm toàn bộ doanh số bán của tất
cả các dòng xe giá tầm trung xuất hiện, và cục diện toàn cục
như đang lao dốc không phanh tới mức, trước khi kết thúc tháng
Tám, tờ Automotive News đã tổng kết: tất cả các đại lý bán các
loại xe khác nhau đang khép lại mùa bán hàng với sản lượng xe
mới ế kỷ lục thứ hai trong lịch sử. Nếu trong những chuyến công
tác đơn thương độc mã của mình, Krafve từng xem xét đến việc
lánh tạm về Dearborn để khuây khỏa thì giờ ông bị buộc phải từ
bỏ ý niệm đó ra khỏi đầu, khi mà cũng vào tháng Tám, Mercury ‒
“chú ngựa cùng chuồng” với Edsel ‒ thông báo rằng họ sẽ chèn ép
kẻ mới tới mức gắt gao nhất, với việc tiến hành một chiến dịch
quảng cáo dài 30 ngày, chi tới một triệu đô-la hướng thẳng vào
“đối tượng người mua quan ngại nhất về giá cả”, ám chỉ tới
chiếc Mercury năm 1957. Khi ấy, hầu hết các đại lý bán Mercury
đều chiết khấu mạnh tay cho khách hàng, rẻ hơn giá ước tính của
một chiếc Edsel mới. Cùng thời điểm đó, doanh số bán ra của xe
Rambler, chiếc xe nhỏ duy nhất chế tạo tại Mỹ khi ấy còn đang
sản xuất, lại bắt đầu tăng lên một cách đáng e ngại. Trước toàn