NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 62

giữa tháng Chín. Ngược lại, Doyle cho biết ông vẫn tiếp tục lạc

quan cho đến giữa tháng Mười một, đến lúc ấy ông trở thành

người đàn ông duy nhất trong bộ phận không kết luận rằng cần có

một phép lạ để cứu Edsel. “Trong tháng Mười một,” theo Wallace,

về mặt xã hội học, “có sự hoảng loạn và hệ lụy đồng thời của nó

là sự phản kháng của quần chúng.” Cuộc phản kháng đám đông này

diễn ra như sau: tất cả mọi người cùng hùa vào đả kích thiết kế

là nguyên nhân chính gây ra toàn bộ thảm họa này. Những quý ông

của Edsel trước đây vốn chẳng tiếc lời vung vít khen ngợi xa

hoa cho lưới tản nhiệt và đuôi xe, thì giờ không ngừng càu nhàu

là đến kẻ ngốc cũng có thể nhìn ra hai bộ phận này thật lố

bịch. Nạn nhân thí tốt rõ ràng là Brown, người nắm giữ số cổ

phiếu vượt trần tại thời điểm thiết kế của ông được tung hô như

đế vương vào tháng 8 năm 1955. Giờ đây, chưa cần làm gì xa hơn,

bất kể là tốt hay xấu, người đàn ông tội nghiệp trở thành tội

đồ của công ty. “Từ đầu tháng 11, không ai nói chuyện với Roy,”

Wallace cho biết. Ngày 27 tháng 11, như thể còn chưa đủ tệ hại,

Charles Kreisler, đại lý độc quyền duy nhất của Edsel tại

Manhattan, tổ chức chương trình giải thưởng, thông báo rằng ông

ta đang nhượng quyền kinh doanh của mình vì doanh số bán quá

tệ; có tin đồn rằng ông ta còn nói thêm: “Công ty Ford Motor đã

thất bại thảm hại.” Liền ngay sau đó, ông ta ký hợp đồng làm

đại lý bán xe Rambler của hãng American Motors, dòng xe nhỏ nội

địa duy nhất khi ấy trên thị trường nên nó sở hữu một “đường

cong bán hàng tăng vọt”. Doyle bình luận chắc như đinh: Phòng

Edsel “chẳng sợ” cuộc đào ngũ của Kreisler.</p>

<p class="calibre2">Vào tháng Mười hai, sự hoảng loạn tại Edsel

đã dịu xuống, đủ để các vị đỡ đầu của Edsel có thể ngồi lại với

nhau, bắt đầu thảo luận cách thúc đẩy doanh số bán hàng đi lên

trở lại. Ngài Henry Ford II, đích thân xuất hiện trước các chủ

đại lý Edsel trên truyền hình cáp, kêu gọi họ giữ bình tĩnh,

hứa rằng công ty sẽ hỗ trợ họ hết mình, khẳng định dứt khoát:

“Edsel vẫn sống đấy thôi!” Một triệu rưỡi lá thư với chữ ký của

Krafve được gửi tới các chủ nhân dòng xe giá trung, mời họ ghé

đến đại lý địa phương để thử nghiệm xe Edsel; Krafve hứa bất kỳ

ai thử xe, dù mua hay không mua, sẽ được tặng một chiếc xe mô

hình bằng nhựa dài 20cm. Phòng Edsel phải bỏ tiền túi ra trả

cho việc sản xuất những chiếc xe mô hình này, triệu chứng của

sự tuyệt vọng cao độ vì trong hoàn cảnh bình thường, không một

nhà sản xuất ô tô nào có động thái “tặng quà” như thế ngay cả

đối với đại lý của mình. (Tính đến thời điểm đó, theo thông lệ,

các đại lý vẫn phải trả tiền cho tất cả trang thiết bị). Phòng

Edsel cũng bắt đầu cung cấp cho các đại lý những gì được gọi là

“tiền thưởng doanh số”, nghĩa là các đại lý có thể chiết khấu

từ 100-300 đô-la trên giá mỗi chiếc xe không trừ vào lợi nhuận.

Krafve bộc bạch với một phóng viên rằng, tính đến thời điểm đó,

doanh số bán hàng đạt được ở mức đúng như ông đã dự tính, mặc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.