NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 67

Nó cũng là một ví dụ điển hình của những hạn chế trong công tác

nghiên cứu thị trường, với những ‘phỏng vấn sâu’ và thần tượng

hóa nghiên cứu ‘động lực’”. Tờ <em class="calibre5">Business

Week</em> ngay trước khi Edsel xuất đầu lộ diện đã mô tả nó với

sự long trọng hùng hồn cùng sự ủng hộ mạnh mẽ, giờ quay sang

tuyên bố nó quả là “một cơn ác mộng” và công kích thêm với một

số chỉ trích sâu cay đối với nghiên cứu của Wallace, thứ đang

nhanh chóng trở thành mũi nhọn bị tấn công giống như trường hợp

thiết kế của Brown. (Nhảy lên nhảy xuống trên những nghiên cứu

về động lực đã và đang là “môn thể thao tuyệt vời” thật đấy;

nhưng hiển nhiên, ngụ ý chi phối hoặc thậm chí gây ảnh hưởng

lên thiết kế của Edsel của nghiên cứu đó đều sai chệch hoàn

toàn, vì chương trình nghiên cứu được thiết kế chỉ nhằm cung

cấp chủ đề cho quảng cáo và xúc tiến sản phẩm.) Cáo phó cho

Edsel trên tờ <em class="calibre5">The Wall Street Journal</em>

đưa ra một quan điểm mà có lẽ đúng đắn và độc đáo hơn:</p>

<blockquote class="calibre7"><p class="no-indent">Các tập đoàn

lớn thường bị buộc tội gian lận thị trường, lũng đoạn giá cả,

nếu không cũng là kẻ độc tài bức chế người tiêu dùng [Tờ này

quan sát]. Và hôm qua, công ty Ford Motor đã thông cáo dự án

thử nghiệm kéo dài hai năm với chiếc Edsel giá tầm trung của họ

đã đi đến hồi kết chung... vì thiếu người mua. Điều này chứng

tỏ các nhà sản xuất xe hơi đâu thể lừa đảo thị trường hay ép

buộc người tiêu dùng phải chấp nhận những điều họ muốn người

tiêu dùng phải chấp nhận... Và lý do thật đơn giản, vì mỗi

người một thị hiếu, chẳng ai giống ai... Khi nói đến kẻ độc

tài, người tiêu dùng đúng là kẻ độc tài vô song không có địch

thủ.</p></blockquote>

<p class="calibre2">Còn những lý giải “hậu kỳ” về Edsel của các

cựu giám đốc điều hành Edsel đều đáng chú ý ở tinh thần tự kiểm

điểm bản thân ‒ như kiểu của một võ sĩ quyền anh thi đấu vì

tiền bị đo ván, mở mắt ra thấy chiếc micrô của người thông báo

gí vào mặt của mình. Trên thực tế, giống như nhiều võ sĩ quyền

anh chuyên nghiệp bị hạ gục, Krafve đổ lỗi cho việc tính sai

thời điểm của mình; ông cho rằng nếu đã có thể công phá kế

hoạch của ngành cơ khí và kinh tế học thành phố Detroit và bằng

cách nào đó đã có thể tung Edsel ra vào năm 1955, thậm chí năm

1956, khi thị trường chứng khoán và thị trường xe giá tầm trung

đang lên cao, chiếc xe hẳn đã có thể bán chạy và sẽ vẫn tiếp

tục bán chạy. Nghĩa là, nếu thấy trước cú đấm giáng tới, ông sẽ

cúi xuống né đòn. Krafve không đồng tình với một nhóm khá lớn

các công dân có xu hướng quy chụp cái chết của Edsel là do

quyết định đặt tên nó là Edsel thay vì một cái tên linh lợi, dễ

nghe hoặc một biệt danh khác rút gọn hơn như “Ed” hoặc “Eddie”

và không chứa những hàm ý về triều đại. Krafve vẫn nói cái tên

Edsel không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào, dù là cỏn con đến vận

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.