vẫn còn hút tẩu và ngồi phân tích thảm họa hủy diệt một cách
hòa nhã đến như vậy. Câu chuyện của Edsel rõ ràng là câu chuyện
về cú ngã của một công ty xe hơi khổng lồ, nhưng đáng ngạc
nhiên là người khổng lồ ‒ và đại bộ phận những người ngã xuống
cùng gã ta ‒ không bị vỡ vụn hay trọng thương bởi cú ngã. Nhờ
sự thành công của bốn dòng xe khác là Ford, Thunderbird, sau
này là Falcon nhỏ, Comet rồi Mustang, công ty Ford vẫn sống sót
hoành tráng. Đúng thế, công ty đã có thời điểm tồi tệ vào năm
1958, một phần vì Edsel làm khiến thu nhập ròng trên mỗi cổ
phiếu của hãng giảm từ 5,40 xuống còn 2,12 đô-la, cổ tức mỗi cổ
phiếu giảm từ 2,40 xuống còn 2,00 đô-la, và giá thị trường của
cổ phiếu từ đỉnh cao năm 1957 là khoảng 60 đô-la rơi xuống mức
thấp của năm 1958 là dưới 40 đô-la. Nhưng tất cả thiệt hại ước
tính lại được hồi phục cao hơn vào năm 1959, khi thu nhập ròng
trên mỗi cổ phiếu là 8,24 đô-la, cổ tức trên mỗi cổ phiếu là
2,80 đô-la và giá cổ phiếu đạt mức cao, khoảng 90 đô-la. Năm
1960 và 1961, mọi thứ thậm chí còn trở nên tốt đẹp hơn. Vì vậy,
280.000 cổ đông Ford niêm yết trong sổ sách năm 1957 chẳng có
gì phải phàn nàn, trừ khi họ đã bán tống cổ phiếu vào lúc cực
điểm của sự hoảng loạn. Mặt khác, sau khi 6.000 nhân viên văn
phòng bị buộc thôi việc khi ba đơn vị Mercury- Edsel-Lincoln
sáp nhập, số lượng nhân sự trung bình của Ford đã giảm từ
191.759 năm 1957 xuống còn 142.076 năm 1958 và tăng nhẹ trở lại
lên 159.541 vào năm 1959. Và tất nhiên, những đại lý đã từ bỏ
quyền kinh doanh béo bở cho các nhãn xe khác để bán Edsel rồi
khánh kiệt hẳn sẽ không thể nào vui nổi với câu chuyện này.
Theo điều khoản sáp nhập của các Phòng Lincoln, Mercury và
Edsel, hầu hết các đại lý của ba thương hiệu xe này đều được
sáp nhập. Trong cuộc sáp nhập này, một số đại lý Edsel bị buộc
phải đào thải, điều này có thể là một sự an ủi nhỏ cho những
người bị phá sản khi biết được rằng, cuối cùng khi công ty Ford
cho dừng việc sản xuất xe và đồng ý thanh toán cho những đồng
nghiệp cũ của họ ‒ những người đã vượt qua được cuộc khủng
hoảng ‒ một nửa chi phí ban đầu: từ số tiền họ phải chi đầu tư
vào biển hiệu quảng cáo bán Edsel và khấu trừ tỷ lệ lớn nếu họ
mua xe Edsel tồn kho tại thời điểm đã ngừng sản xuất. Nhưng vẫn
có chuyện các đại lý ô tô bị phá sản kể cả với những chiếc xe
hơi được ưa chuộng nhất. Và trong số những người sống nhờ vào
thế giới các phòng trưng bày và bán ô tô, nhiều người sẽ thú
nhận rằng công ty Ford, một khi nhận ra khuyết điểm, đã làm
những gì hợp lý hợp tình nhất để vực dậy các đại lý đã đánh
cược số phận của mình với Edsel. Một phát ngôn viên của Hiệp
hội đại lý ô tô quốc gia đã tuyên bố: “Theo những gì chúng tôi
biết đến nay, các đại lý Edsel nhìn chung hài lòng với cách họ
được đối xử.”</p>
<p class="calibre2">Foote, Cone & Belding cũng vấp phải kết
cục mất tiền vào Edsel vì hoa hồng quảng cáo thu về từ Edsel