mệnh của nó.</p>
<p class="calibre2">Brown cũng đồng tình với Krafve rằng sai
lầm chính là ở chỗ tính sai thời điểm. “Tôi thực sự cho là kiểu
dáng của một chiếc xe hoàn toàn không, hoặc nếu có thì rất hãn
hữu, mới có liên quan đến thất bại của nó,” ông nói sau đó và
sự thẳng thắn này dường như không bị ai bác bỏ. “Dự án Edsel,
giống như bất kỳ dự án nào khác được lên kế hoạch cho thị
trường trong tương lai, đều được dựa trên những thông tin tốt
nhất có được vào thời điểm các quyết định được đưa ra. Con
đường đến địa ngục được lát bằng những chủ định tốt!”</p>
<p class="calibre2">Doyle, với trực giác bẩm sinh của một
chuyên viên bán hàng đối với khách hàng của mình, nói chuyện
như một người bị bạn phản, bạn ở đây là công chúng Mỹ. “Đích
thị là một cuộc biểu tình của “người mua”, ông nói. “Mọi người
không thích Edsel. Còn tại sao lại không thì đó vẫn là một bí
ẩn với tôi. Những gì họ đã và đang mua trong nhiều năm qua
khuyến khích ngành công nghiệp xe hơi làm ra đúng chiếc xe mà
họ cần này. Chúng tôi tạo ra điều đó cho họ thì họ lại không
chấp nhận! Trời ơi, họ không nên hành động như thế. Đâu thể
thức tỉnh ai đó chỉ trong một ngày và nói với họ: “Dừng lại
ngay, anh chạy sai hướng rồi.” <em class="calibre5">Vì sao</em>
họ làm vậy? Chúa ơi, ngành xe hơi quần quật phấn đấu trong mấy
năm qua, bỏ cơ cấu sang số, đầu tư thêm tiện nghi nội thất,
tăng cường hiệu suất để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp! Và
giờ người ta lại muốn những con bọ tí hon này. Tôi thật không
sao hiểu nổi!”</p>
<p class="calibre2">Giả thuyết tàu vũ trụ Sputnik của Wallace
đưa ra câu trả lời cho thắc mắc của Doyle về việc tại sao mọi
người không thích Edsel và hơn nữa, có tầm vóc vũ trụ xứng với
một phó cố vấn. Giả thuyết này cũng giúp Wallace tự do biện hộ
cho tính hợp lệ của các nghiên cứu động lực của ông. “Tôi không
nghĩ rằng chúng ta chưa biết đến hiệu ứng tâm lý mà lần phóng
đầu tiên tác động đến tất cả chúng ta,” ông nói. “Ai đó đã vượt
trước chúng ta với thành quả công nghệ quan trọng và ngay lập
tức thiên hạ bắt đầu tung ra các bài báo chê bai sản phẩm của
Detroit tồi tệ ra sao, đặc biệt là những chiếc xe mang biểu
trưng vị thế xã hội và giá tầm trung. Năm 1958, khi không một
chiếc xe nào trong số dòng xe nhỏ được tung ra, ngoại trừ
Rambler, thì công ty Chevy gần như chi phối toàn bộ thị trường
vì hãng đó đưa ra chiếc xe đơn giản nhất. Người dân Mỹ đã tự
đặt cho mình một chương trình thắt lưng buộc bụng. Không mua
Edsel là chiến lược ‘bóp bụng’ của họ.”</p>
<p class="calibre2">Trở lại di sản trong những ngày sống còn
của ngành xe hơi tại Mỹ của thế kỷ XIX, có vẻ kỳ lạ khi Wallace