NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 89

đẩy hết cho thuộc cấp những tiệc ăn trưa “động viên tinh thần”.

“Mort rất tuyệt ở những việc như vậy,” Cohen nói như thế vào

năm 1965. “Hiện dư luận đang đánh giá cao về Sở, nhờ vào cú

huých của ông theo hướng đó. Chúng tôi muốn duy trì dư luận tốt

mà không cần phải vận động gì thêm về phía tôi. Dẫu sao đi nữa,

tôi không giỏi làm việc đó, tôi không có năng khiếu.”</p>

<p class="calibre2">Văn phòng Giám đốc Sở thường xuyên và đến

nay vẫn bị lên án là có quá nhiều quyền lực. Giám đốc không có

thẩm quyền đề xuất thay đổi về mức thuế hay khởi xướng các luật

thuế mới bởi nó thuộc về Bộ trưởng Tài chính, và người có thể

hoặc không cần tham vấn với Giám đốc về vấn đề này; còn việc

ban hành và thông qua các luật thuế, dĩ nhiên, là công việc của

Quốc hội và của Tổng thống. Nhưng do thuế này bao trùm quá

nhiều tình huống nên nó nhất thiết phải được viết theo ngôn ngữ

chung chung và Giám đốc Sở là người duy nhất chịu trách nhiệm

(có thể bị tòa bác bỏ) việc viết ra các quy định nhằm giải

thích chi tiết cho luật. Đôi khi chính bản thân các quy tắc

cũng tối nghĩa và trong trường hợp như vậy, người có đủ tư cách

giải thích chúng chính là tác giả, Giám đốc Sở thuế. Do đó,

thường có chuyện gần như mỗi từ được phát ngôn từ Giám đốc, cho

dù tại bàn làm việc hay qua cuộc họp mặt ăn trưa, đều lập tức

được vài cơ quan xuất bản về thuế phát tán cho các nhân viên kế

toán thuế và luật sư khắp cả nước, được họ ngốn ngấu nuốt chửng

luôn mà không phải lúc nào cũng trùng khớp với nhận xét của một

quan chức được chính thức chỉ định. Vì vậy, một số người xem

Giám đốc Sở là một bạo chúa thực sự. Những người khác, trong đó

có các chuyên gia thuế lý thuyết và thực tế, lại không thấy

thế. Jerome Hellerstein, một giáo sư luật tại Khoa Luật, Đại

học New York đồng thời là chuyên gia tư vấn thuế, cho rằng

“phạm vi quyền hạn phân cho Giám đốc Sở là khá lớn và đúng là

ông ta có thể làm những việc ảnh hưởng tới sự phát triển của

kinh tế quốc gia cũng như số mệnh kinh tế của các cá nhân và

công ty. Nhưng nếu ông ta chỉ có phạm vi tự do hành động nhỏ,

điều đó sẽ dẫn tới sự cứng nhắc và mặc định trong việc lý giải,

khiến những người hành nghề thuế như tôi dễ dàng bẻ cong luật

theo hướng có lợi cho khách hàng của họ. Phạm vi quyền hành của

Giám đốc Sở tạo cho ông ta cái chất không thể đoán định hợp

lý.”</p>

<p class="calibre2">Tất nhiên Caplin không chủ tâm lạm dụng

quyền lực và Cohen cũng vậy. Khi gặp Caplin và sau đó là Cohen

tại văn phòng Giám đốc, tôi thấy cả hai đều toát lên ấn tượng

là những người có trí tuệ siêu phàm đang sống với sự căng thẳng

tinh thần cao độ, như Arthur M. Schlesinger, Jr. từng nói về

Thoreau<a href="note:" title="30. Henry David Thoreau là triết

gia, nhà thơ, người viết luận, người ủng hộ bãi nô, theo chủ

nghĩa tự nhiên, người chống thuế, người chỉ trích sự phát

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.