Tu viện trưởng phản bác:
-
Thưa ông Devanne, chúng ta phải dựa vào hai cuốn sách.
Ông Devanne vừa cười vừa nói:
-
Ồ, ông mục sư là một nhà sưu tầm văn thư lưu trữ, một độc giả lớn
giàu trí nhớ và những việc dính dáng đến Thibermesnil làm ông say sưa.
Nhưng sự giải thích chỉ làm thêm rối việc.
- Nhưng như thế nào
?
-
Ông nên biết hai ông vua Pháp lấy hai câu sách đó làm mật hiệu
!
- Hai ông vua Pháp
? Henri IV và Louis XVI
?
-
Trước một trận đánh vua Henri IV đến ăn tối và ngủ trong lâu đài
này. Mười một giờ đêm người đàn bà đẹp nhất xứ được đưa vào theo đường
hầm do một quận công trong gia đình thông đồng và cũng nhân việc này,
tiết lộ bí mật cửa ra vào. Bí mật ấy sau được vua Henri IV uỷ thác lại cho
một
Bộ trưởng. Ông này kể lại giai thoại ấy trong một tạp chí Hoàng gia,
không bình luận gì mà kèm theo một câu không lý giải được:
"Chiếc búa (ha-sơ) quay trong không khí (e- rơ) lay động những cánh
chim (e-lơ) bay
và người ta lên tận Chúa trời (đi-ơ)M.
Một lát im lặng, Velmont cười gằn:
- Nó không có ánh sáng nào hết.
-
Đúng thế
!
Ông mục sư cho rằng ông Bộ trưởng khi đọc hồi ký cho
thư ký viết, giữ bí mật vào câu ấy không để lộ ra ngoài.
- Đồng ý như vậy. Nhưng chiếc búa quay trong không khí và cánh
chim có nghĩa gì
?
- Và lên
tận Chúa trời là gì
?
- Bí ẩn
!
Velmont lại nói:
-
Còn ông vua Louis XVI cho mở đường hầm phải chăng cũng để tiếp
một người đàn bà
?
- Tôi không rõ, chỉ biết Louis XVI
ở
trong lâu đài này năm 1784 và
trong chiếc tủ sắt nổi tiếng ở cung điện Louvres có một tài liệu do nhà vua
ghi mấy chữ:
“Thibermesnil: 2-6-12"
Horace Velmont cười phá lên:
-
Thắng rồi
! Màn tối tan dần: 2 lần 6 là 12.
- Ông cứ cười thoải mái, Tu viện trưởng nói,
có thể hai câu ấy chứa
đựng giải pháp mà một ngày nào đấy có người phân tích được.