NHỮNG DẢI TRẮNG TRÊN NỀN ĐEN - Trang 43

- Đó không phải là lỗi. Thật ra các chữ cái này thể hiện các con số.
Con số nào đáng ra phải đứng ở các chữ cái, chúng ta phải tìm ra. Đó gọi là
giải phương trình.
- Nếu vậy một cộng với “xờ” bằng ba, thì “xờ” bằng hai? Giống như
bài đố vui trong tạp chí.
- Không phải “xờ” mà là “iks”. Nói chung thì em nói đúng.
- Vậy tại sao trong thí dụ thứ hai “iks” lại viết giữa hai con số?
- Đó không phải là “iks” mà là dấu nhân. Nó được viết hoặc là như
dấu chấm hoặc là giống chữ “xờ“. Trên bảng cô viết dấu nhân giống chữ
“xờ” để các bạn ngồi bàn sau có thể nhìn thấy rõ hơn.
Phép nhân là gì tôi không biết. Các bác sĩ ở bệnh viện không hiểu tại sao lại
chỉ quan tâm hai với hai, ba với ba bằng mấy. Nếu tôi trả lời không đúng,
họ phá lên cười, nhắc câu trả lời cho đúng, thỉnh thoảng cho tôi kẹo hay
bánh bích quy. Nếu như bọn họ giải thích ngay rằng phép nhân là phép
cộng lần lượt thì tôi cũng chẳng thấy khá hơn. Chân tôi đau ghê gớm. Tôi
ghét bác sĩ.
Cô giáo giải thích cho tôi về phép nhân.
- Cô giải thích cho em những điều đó làm gì nhỉ? – cô nói tiếp – Em thậm
chí không thuộc bảng cửu chương.
- Em thuộc, nhưng chỉ đến năm thôi. Em vẫn còn nhớ sáu lần sáu là ba
mươi sáu.
- Thế bảy lần tám?
- Đợi em một chút.
Tôi bắt đầu tính toán thành tiếng. Tôi trả lời đúng.
- Giỏi lắm – cô giáo khen tôi.
- Điều đó không khó – tôi nói – khi cô giải thích, thật đơn giản. Cô cứ
nói tiếp đi.
- Em sẽ không hiểu được.
- Em sẽ hiểu. Chính cô vừa bảo em giỏi là gì.
Cô giáo nhanh nhẹn tới bên bảng và bắt đầu bài giảng. Cô viết mải miết.
Thỉnh thoảng cô dừng lại và hỏi “Em có hiểu không?” Tôi hiểu hết. Cô nói
với tôi về toán học. Tôi ngắt lời cô bằng những câu hỏi. Cô nói nữa đi, tôi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.