NHỮNG DI CHÚC BỊ PHẢN BỘI - Trang 101

luận rồi, tự lặp lại, chữa lại những gì họ vừa nói, v.v; những sự lặp lại và
vụng về đó làm lộ những ý tưởng cố định của các nhân vật và đem đến cho
cuộc trò chuyện một giai điệu đặc biệt.
Hemingway không chỉ biết nắm bắt cấu trúc của đối thoại thực mà còn biết,
từ đó, sáng tạo nên một hình thức, một hình thức giản dị, trong suốt, sáng
sủa, đẹp, như nó hiện lên trong Những ngọn đồi giống như những con voi
trắng: cuộc trò chuyện giữa người Mỹ và cô gái trẻ bắt đầu piano[2], bằng
những lời vô nghĩa; sự lặp lại cùng những từ ấy, cùng những đoản ngữ ấy
đi qua suốt thiên truyện ngắn và đem lại cho nó một sự thống nhất về giai
điệu (chính sự giai điệu hóa một đối thoại đó, ở Hemingway, thật gây ấn
tượng, thật quyến rũ); sự can thiệp của bà chủ mang thức uống đến hãm
cuộc nói chuyện lại, tuy nhiên nó dâng cao dần lên, đạt đến cực điểm của
nó vào lúc cuối ("xin anh xin anh xin anh") rồi lặng đi trong pianissimo[3]
với những từ cuối cùng.

8
Ngày 15 tháng 2 buổi chiều. Hoàng hôn mười sáu giờ, gần nhà ga.
Trên vỉa hè, cô lớn, hai má ửng hồng, mặc một chiếc áo măng-tô đỏ, run
rẩy.
Cô bắt đầu nói một cách thô bạo:

"Chúng ta sẽ chờ ở đây và tớ biết anh ấy sẽ không đến"
Cô bạn gái của cô ta, hai má xanh nhợt, mặc chiếc váy nghèo nàn, cắt đứt
nốt cuối cùng bằng tiếng vọng tăm tối, buồn của tâm hồn cô:
"Chẳng can hệ gì đến tớ"
Và cô chẳng hề nhúc nhích, nửa phẫn nộ, nửa chờ đợi.
Một trong những bài mà Janacek cho xuất bản đều đặn, với những ghi chú
nhạc, bắt đầu như vậy.
Hãy tưởng tượng rằng câu: "Chúng ta sẽ chờ ở đây và tớ biết rằng anh ấy sẽ
không đến" là một lời đối đáp trong một câu chuyện mà một người diễn
viên đang đọc to lên trước một cử tọa. Hẳn ta sẽ nghe thấy một vẻ giả nào
đó trong ngữ điệu của cô ta. Cô ta sẽ đọc câu ấy giống như ta có thể hình

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.