NHỮNG DI CHÚC BỊ PHẢN BỘI - Trang 106

nguyên như trước [...] Người đàn bà, coi phá thai là phản tự nhiên, rất sợ
giết chết đứa bé (cô không thể giết chết đứa bé khi nó chưa sinh ra) và tự
làm cho mình đau đớn. Mọi điều người đàn ông nói đều là giả (không: mọi
điều người đàn ông nói ấy là những lời an ủi tầm thường, những lời duy
nhất có thể nói ra trong tình thế đó); mọi điều người đàn bà nói đều là mỉa
mai (có rất nhiều cách giải thích những lời nói của người đàn bà). Anh ta ép
cô ấy đồng ý phẫu thuật ("Anh sẽ không muốn em làm việc ấy nếu em
không muốn," anh ta nói hai lần và chẳng có gì chứng tỏ anh ta không
thành thật) để cô ta chiếm lại được tình yêu của anh (chẳng có gì chứng tỏ
cô ta có được tình yêu của anh hay cô ta đã mất tình yêu ấy), nhưng ngay
việc anh ta có thể yêu cầu cô một điều như vậy đã khiến cô không bao giờ
có thể yêu anh ta nữa (chẳng gì có thể cho phép nói chuyện gì sẽ xảy ra sau
cảnh ở nhà ga). Cô chấp nhận hình thức tự hủy hoại ấy (hủy hoại cái bào
thai và hủy hoại người đàn bà là hai chuyện khác nhau) sau khi, giống như
người đàn ông trong căn hầm được Dostoievski mô tả hay anh chàng
Joseph K. của Kafka, cô đạt đến một điểm nhị hóa nhân cách của mình, nó
chẳng qua chỉ là phản ảnh thái độ của chồng cô: "Vậy thì em sẽ làm cái ấy.
Bởi vì với em, thế nào cũng được." (Phản ánh thái độ của một người nào đó
khác không phải là một sự nhị hóa nhân cách, nếu không tất cả những đứa
bé vâng lời cha mẹ chúng sẽ thành nhị hóa nhân cách hết và sẽ giống với
Joseph K.; rồi nữa, người đàn ông trong truyện ngắn không hề được chỉ rõ
là người chồng; vả chăng anh ta không thể là chồng bởi vì ở chỗ nào nhân
vật nữ của Hemingway cũng là girl, cô gái trẻ; nếu ông giáo sư Mỹ gọi cô
ta một cách có hệ thồng là "woman", ấy là một sự lầm lẫn cố ý: ông để cho
người ta hiểu rằng hai nhân vật ở đây là Hemingway và vợ ông ta.) Rồi, cô
tách xa anh ta ra và [...] tìm thấy một sự an ủi trong thiên nhiên; trong
những ruộng lúa mì, cây cối, dòng sông và những ngọn đồi xa. Cách cô
thanh thản ngắm nhìn thiên nhiên (ta chẳng biết chút gì về những tình cảm
mà cái nhìn vào thiên nhiên gợi lên trong cô gái; nhưng chắc chắn chúng
không hề thanh thản, những từ cô thốt lên liền ngay sau đó rất cay đắng),
khi cô ngước mắt lên về phía những ngọn đồi xa để tìm sự cầu cứu, khiến
ta nhớ đến thiên thánh ca 121 (văn phong Hemingway càng mộc thì văn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.