NHỮNG DI CHÚC BỊ PHẢN BỘI - Trang 115

Xem xét toàn bộ nền âm nhạc thế kỷ XIX như là cố gắng kiên trì vượt lên
sự lưỡng phân cấu trúc của nó, sẽ là một điều thú vị. Về điều này, tôi nghĩ
đến cái tôi sẽ gọi là chiến lược của Chopin. Cũng như Tchékhov không viết
một cuốn tiểu thuyết nào cả, Chopin không màng đến sáng tác lớn, gần như
chỉ chuyên viết những khúc nhạc tập họp thành sưu tập (mazurka,
polonaise, dạ khúc v.v). (Vài ngoại lệ xác nhận quy tắc đó: các bản
concerto viết cho piano và dàn nhạc của ông đều yếu.) Ông đã hành động
ngược với tinh thần thời đại ông vẫn coi việc sáng tạo ra một bản giao
hưởng, một bản concerto, một bản quatour là tiêu chuẩn bắt buộc để chứng
tỏ tầm quan trọng của một nhà soạn nhạc. Nhưng chính là bằng cách lẩn
tránh tiêu chuẩn đó mà Chopin đã sáng tạo nên một sự nghiệp, có thể là duy
nhất trong thời đại ông, không hề già cỗi đi và sẽ còn sống toàn bộ, thực tế
là không có ngoại lệ nào hết. Chiến lược của Chopin giải thích cho tôi hiểu
tại sao ở Shuman, Schubert, Dvorak, Brahms, tôi thấy những bài nhỏ hơn,
âm vang ít hơn lại sống động hơn, đẹp hơn (thường khi, rất đẹp) những
giao hưởng và concerto. Bởi (ghi nhận quan trọng) tình trạng lưỡng phân
nội tại của âm nhạc hiệp thứ hai là vấn đề riêng của sáng tác lớn.

6.
Phê phán nghệ thuật tiểu thuyết, Breton tấn công vào các nhược điểm của
nó hay bản chất của nó? Phải nói, trước hết, ông tấn công mỹ học của tiểu
thuyết sinh ra cùng với sự mở đầu của thế kỷ XIX, với Balzac. Tiểu thuyết
bấy giờ ở vào thời đại rất lớn của nó, lần đầu tiên tự khẳng định là một uy
lực xã hội mênh mông; được phú cho một quyền lực quyến rũ gần như thôi
miên, nó báo trước nghệ thuật điện ảnh: trên màn ảnh của trí tưởng tượng
của nó, người đọc nhìn thấy các cảnh của tiểu thuyết thật đến nỗi họ sẵn
sàng lẫn lộn chúng với những cảnh trong chính đời sống của họ; để lôi kéo
người đọc, bấy giờ nhà tiểu thuyết có cả một bộ máy chế ra ảo ảnh về cái
thật; nhưng chính bộ máy ấy cùng lúc lại sản xuất cho nghệ thuật tiểu
thuyết một sự lưỡng phân nội tại có thể so sánh với sự lưỡng phân mà nền
âm nhạc của chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn từng biết đến:
bởi chính cái logic nhân quả tỉ mỉ đã khiến cho các biến cố giống như thật,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.