NHỮNG DI CHÚC BỊ PHẢN BỘI - Trang 149

K. thức dậy buổi sáng và, còn nằm trên giường, bấm chuông gọi người ta
đưa bữa ăn sáng lên cho anh. Thay vì người ở gái lại là những kẻ lạ mặt
bước vào, những con người bình thường, ăn mặc bình thường, nhưng lập
tức cư xử theo một lối đầy quyền hành cho đến nỗi K. không thể không
nhận ra sức mạnh của họ, quyền lực của họ. Nên dù bực mình, anh không
đủ sức đuổi họ ra và lại hỏi họ một cách lễ độ: "Các ông là ai?"
Ngay từ đầu, cách ứng xử của K. dao động giữa sự yếu đuối của anh sẵn
sàng cúi đầu trước sự trâng tráo khó tin của những kẻ không mời mà đến
(chúng đến thông báo cho anh biết anh đã bị bắt) và nỗi lo sợ tỏ ra lố bịch
của anh. Chẳng hạn, anh nói, quả quyết: "Tôi không muốn ở lại đây, cũng
không muốn nói chuyện với các ông khi các ông chưa tự giới thiệu mình là
ai." Chỉ cần rứt các từ ấy ra khỏi các mối quan hệ mỉa mai của chúng, hiểu
chúng theo đúng từng chữ (như người đọc sách của tôi đã hiểu các từ của
Banaka) thì đối với chúng ta K. là một-con-người-nổi-dậy-chống-lại-bạo-
lực (như Orson Welles đã hiểu khi chuyển Vụ án thành phim). Tuy nhiên,
chỉ cần đọc kỹ văn bản để thấy rằng con người mạo xưng là nổi loạn ấy vẫn
tiếp tục vâng lời những kẻ không mời mà đến, chúng không chỉ không thèm
tự giới thiệu mà còn chén mất bữa ăn sáng của anh và bắt anh đứng đấy,
mặc quần áo ngủ, suốt thời gian ấy.
Kết thúc cái cảnh hạ nhục kỳ lạ ấy (anh đưa tay cho bọn chúng và chúng từ
chối không bắt tay anh) một tên trong bọn bảo K.: "Tôi tưởng anh định đi
đến nhà băng của anh phải không? - Ðến nhà băng của tôi ư? - K. nói - Tôi
nghĩ là tôi đã bị bắt mà!"
Ðấy, lại là con-người-nổi-loạn-chống-lại-bạo-lực! Anh ta mỉa mai cay độc!
Anh ta khiêu khích! Vả chăng như lời bình của Kafka ghi rõ:
"Trong câu hỏi của K. có một chút gì đó thách thức, bởi dù họ đã từ chối
cái bắt tay của anh, anh vẫn cảm thấy, nhất là từ khi gã giám thị đứng dậy,
càng lúc càng không phụ thuộc vào bọn người này. Anh đùa với chúng.
Anh có ý định, trong trường hợp bọn họ bỏ đi, chạy theo họ đến tận cổng
và để cho bọn họ bắt lấy anh."
Ðấy là một sự mỉa mai rất tinh tế: K. đầu hàng nhưng lại muốn tự thấy
mình là một kẻ mạnh "đùa bỡn với bọn họ", chế giễu họ bằng cách cười

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.