NHỮNG DI CHÚC BỊ PHẢN BỘI - Trang 17

muốn trở về với sự tự do thong dong của Rabelais hay Sterne, thì anh ta
phải hòa giải nó với những đòi hỏi của việc bố cục.
Tôi nhớ lần đầu tiên đọc cuốn Jacques anh chàng theo thuyết định mệnh;
vui sướng vì vẻ phong phú, hỗn tạp một cách táo bạo của tác phẩm, đặt suy
tưởng đi kề ngay bên cạnh giai thoại, truyện kể này trùm lên truyện kể nọ,
vui sướng vì sự tự do sáng tạo của tác phẩm chẳng thèm đếm xỉa gì tới quy
tắc thống nhất hành động, tôi tự hỏi: sự lộn xộn tuyệt diệu ấy là do một lối
xây dựng tài ba, được tính toán tinh vi, hay là do sự sảng khoái của một lối
ứng tác thuần túy? Rõ ràng là ở đây ứng tác chiếm ưu thế; nhưng, câu hỏi
tự đặt ra một cách tự phát đã khiến tôi hiểu rằng có một khả năng kiến trúc
kỳ diệu chứa đựng trong sự ứng tác say mê nọ, khả năng của một cấu trúc
phức tạp, phong phú, nó đồng thời lại được tính toán, ước lường, dự tính
trước, cũng như vẻ phóng túng dồi dào nhất về kiến trúc của một tòa giáo
đường tất yếu phải được dự tính trước. Một ý đồ kiến trúc như vậy có làm
cho cuốn tiểu thuyết mất đi vẻ duyên dáng vì tự do của nó không? Có mất
đi tính chất trò chơi của nó không? Nhưng, thực ra trò chơi là gì? Mọi trò
chơi đều cơ sở trên các quy tắc, và quy tắc càng nghiêm nhặt thì trò chơi
càng giàu chất trò chơi. Trái ngược với người chơi cờ, người nghệ sỹ tự
mình đặt ra các quy tắc cho chính mình; cho nên ứng tác một cách không
có quy tắc anh ta không hề tự do hơn là tự mịnh sáng chế ra hệ thống quy
tắc của riêng mình.
Tuy nhiên hòa giải giữa tự do của Rabelais hay Diderot với những đòi hỏi
của bố cục đặt ra cho các nhà tiểu thuyết thế kỷ chúng ta những vấn đề
khác với thời Balzac và Dostoievski. Ví dụ: quyển ba bộ Những kẻ mộng
du của Broch, là một dòng sông "đa âm" gồm có năm "giọng", năm tuyến
hoàn toàn độc lập với nhau: năm tuyến này không được nối liền với nhau
bằng một hành động chung hay những nhân vật giống nhau và mỗi tuyến
đều hoàn toàn khác nhau về hình thức (A - tiểu thuyết, B - phóng sự, C -
truyện ngắn, D - thơ, E - tiểu luận). Trong tám mươi tám chương của cuốn
sách, năm tuyến ấy xen kẽ nhau theo một trật tự kỳ lạ như sau: A - A - A -
B - A - B - A - C - A - A - D - E - C - A - B - D - C - D - A - E - A - A - B -
E - C - A - D - B - B - A - E - A - A - E - A- B - D - C - B - B - D - A - B -

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.