NHỮNG DI CHÚC BỊ PHẢN BỘI - Trang 172

sơn dầu tự họa của ông treo cạnh thư viện của tôi), Sartre. Một số phải chịu
một vụ án kép, thoạt tiên bị kết tội phản bội cách mạng, rồi sau đó lại bị kết
tội vì những việc họ đã phục vụ cách mạng ngày trước: Gide (biểu tượng
của tất cả cái ác, đối với những nước cộng sản cũ), Chostakovitch (để
chuộc lại thứ âm nhạc khó của mình, ông đã sáng chế ra những thứ ngu
ngốc cho các nhu cầu của chế độ; ông cho rằng đối với lịch sử nghệ thuật
một thứ vô giá trị là vật vô hiệu và coi như không có; ông không biết rằng
đối với tòa án chính cái vô giá trị mới đáng tính đến), Breton, Malraux
(hôm qua bị kết án phản bội các tư tưởng cách mạng, có thể bị kết án ngày
mai vì đã có những tư tưởng ấy), Tibor Déry (đôi tác phẩm văn xuôi của
nhà văn này, bị cầm tù sau vụ tàn sát Budepest, đối với tôi là câu trả lời văn
học lớn đầu tiên, không có tính chất tuyên truyền, cho chủ nghĩa Stalin).
Ðóa hoa tuyệt diệu nhất của thế kỷ, nền nghệ thuật hiện đại, thậm chí bị kết
tội đến ba lần: trước tiên bởi tòa án phát-xít, như là Entanrtete Kunst, "nghệ
thuật thoái hóa"; rồi bởi tòa án cộng sản, như là "chủ nghĩa hình thức tinh
hoa chủ nghĩa xa lạ với nhân dân"; và cuối cùng, bởi tòa án của chủ nghĩa
tư bản đắc thắng, như là nghệ thuật đã đắm mình trong các ảo tưởng cách
mạng.
Làm sao một kẻ sô-vanh của nước Nga xô-viết, kẻ chế ra thứ tuyên truyền
văn vần hóa, người được chính Stalin gọi là "nhà thơ lớn nhất của thời đại
chúng ta", làm sao Maiakovski có thể vẫn cứ là một nhà thơ khổng lồ, một
trong những nhà thơ lớn nhất? Với cái năng lực hăng say của nó, với những
giọt lệ cảm xúc khiến nó không còn có thể nhìn rõ thế giới bên ngoài, thơ
trữ tình, bà tiên không ai được sờ đến đó, chẳng phải đã được định sẵn là,
đến một ngày định mệnh nào đó, sẽ trở thành kẻ tô hồng cho những sự tàn
bạo và là "con hầu có trái tim lớn" của nó hay sao? Ðấy là những câu hỏi đã
mê hoặc tôi, cách đây 23 năm, khi tôi viết cuốn Cuộc sống ở mãi ngoài kia,
trong đó Jaromil, một chàng thi sỹ trẻ chưa tròn 20 tuổi, trở thành kẻ phục
vụ cuồng nhiệt chế độ Stalin. Tôi đã hoảng lên khi các nhà phê bình, khen
cuốn sách của tôi, nhận ra ở nhân vật của tôi một nhà thơ giả, thậm chí một
tên đểu cáng. Ðối với tôi, Jaromil là một nhà thơ chân chính, một tâm hồn
trong trắng; nếu không có điều đó tôi sẽ thấy cuốn tiểu thuyết của tôi chẳng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.